Chính trị

Tăng cường giáo dục ý thức đấu trang, phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên các phương tiện truyền thông xã hội cho giáo viên ở Hoàng Su Phì

16/06/2023 16:01 42 lượt xem

Lợi dụng các phương tiện truyền thông xã hội, các thế lực thù địch ra sức ngụy tạo và lan truyền những luận điệu xuyên tạc, sai trái trên không gian mạng, với mưu đồ chống phá Đảng, Nhà nước ta, trọng tâm là hòng xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng. Vì vậy, công tác đấu tranh phản bác những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cấp ủy, chính quyền các cấp, cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó có lực lượng giáo viên ở huyện Hoàng Su Phì hiện nay. 

Tăng cường giáo dục ý thức đấu trang, phản bác quan điểm sai trái, thù địch  trên các phương tiện truyền thông xã hội cho giáo viên ở Hoàng Su Phì
Khai mạc lớp bồi dưỡng chính trị cho cán bộ quản lý, giáo viên

Quá trình giáo dục ý thức đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên các phương tiện truyền thông xã hội cho giáo viên ở huyện Hoàng Su Phì, gắn liền với quá trình giáo dục nói chung, luôn nhận được sự quan tâm của Đảng ủy, Ban giám hiệu, hội đồng các trường, nhất là trong quá trình quán triệt và thực hiện Nghị quyết số 35, của Bộ Chính trị khóa XII, “Về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” và những vấn đề liên quan đến công tác giáo dục tư tưởng chính trị theo tinh thần Nghị quyết của Đại hội XIII của Đảng.

Việc giáo dục giáo viên ý thức đấu tranh phản bác luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch trên các phương tiện truyền thông xã hội cần kết hợp cả “xây” và “chống”, trong đó xây dựng lập trường, bản lĩnh chính trị, kỹ năng xử lý, ứng xử trên không gian mạng cho giáo viên đóng vai trò quan trọng hàng đầu. “Xây” đi đôi với “chống” là một trong những nguyên tắc căn bản để giáo dục, rèn luyện tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, văn hóa, hướng tới phát triển nhân cách toàn diện cho giáo viên hiện nay. “Xây” là nhiệm vụ cơ bản, lâu dài, xuyên suốt, “chống” những biểu hiện lệch lạc trong ứng xử trên không gian mạng trước những thông tin xấu, độc, là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong công tác giáo dục, từ đó góp phần ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện chưa phù hợp, chưa đúng đắn, thậm chí “tự diễn biến” về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong giáo viên, trước tác động của những thông tin xuyên tạc, sai trái, chống phá của các thế lực phản động, thù địch trên không gian mạng. Cùng với việc xây dựng, bồi dưỡng những phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng tốt đẹp, phải đồng thời phát hiện sớm, định hướng, hướng dẫn giáo viên phòng, tránh, đấu tranh chống những cái xấu, cái sai.

Việc giáo dục giáo viên ý thức đấu tranh phản bác luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch trên các phương tiện truyền thông xã hội cần chú trọng thông qua các hoạt động thực tế, các quan hệ xã hội của giáo viên. Chú trọng việc đưa giáo viên tham gia vào hoạt động thực tiễn, lồng ghép việc giáo dục nhận thức chính trị, nâng cao “sự miễn dịch” tự giác của giáo viên đối với thông tin xấu, độc.

Mặc dù có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên, công tác giáo dục ý thức đấu tranh, phản bác luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch trên các phương tiện truyền thông xã hội cho giáo viên vẫn còn không ít những hạn chế, bất cập: Một số trường học chưa coi trọng đúng mức công tác giáo dục ý thức đấu tranh, phản bác luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch trên các phương tiện truyền thông xã hội cho giáo viên, nên thực hiện không thường xuyên, còn mang tính hình thức, hiệu quả hạn chế; phương pháp, nội dung, phương tiện giáo dục còn chậm đổi mới, đơn điệu, thiếu tính hấp dẫn, nặng về lý thuyết, chưa coi trọng đúng mức huấn luyện kỹ năng, cách thức xử lý tình huống; việc lồng ghép nội dung giáo dục ý thức đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng vào các môn lý luận chính trị còn thiếu chiều sâu; nhận thức và ý thức học tập chính trị của một số giáo viên còn chưa cao… Là lực lượng định hướng, có nhiều điều kiện thuận lợi để học tập, phấn đấu, nhưng đồng thời cũng chịu đa tác động từ môi trường bên ngoài với nhiều vấn đề phức tạp; giáo viên lại là một trong những đối tượng chủ yếu mà các thế lực thù địch tác động, lôi kéo; môi trường các phương tiện truyền thông xã hội phức tạp, khó kiểm soát... Do đó, công tác giáo dục tư tưởng chính trị đối với giáo viên càng đặt ra cấp thiết.

        Tiết học về giáo dục truyền thống tại trường PTDT Bán trú TH&THCS Pờ Lỳ Ngài, huyện Hoàng Su Phì

Để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục ý thức đấu tranh, phản bác luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch trên các phương tiện truyền thông xã hội đến giáo viên ở Hoàng Su Phì, cần tập trung thực hiện một số định hướng, giải pháp:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức của đảng ủy, ban giám hiệu, lãnh đạo các trường trong công tác giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên các phương tiện truyền thông xã hội cho giáo viên. Giáo dục ý thức đấu tranh phản bác những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch trên các phương tiện truyền thông xã hội cho giáo viên là trách nhiệm chính của Đảng ủy, Ban giám hiệu các trường.

Thứ hai, phát huy vai trò của tổ chức đoàn, hội trong giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội cho giáo viên. Cần lồng ghép, mềm hóa, đa dạng hóa cách thức thể hiện các nội dung giáo dục ý thức đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên các phương tiện truyền thông xã hội cho giáo viên, tránh các phong trào mang tính hình thức, đơn điệu, khô cứng.

Thứ ba, phát huy vai trò gương mẫu của các chủ thể giáo dục và vai trò của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Thúc đẩy quá trình học tập, rèn luyện và ý thức tự giác trong nhận diện, đấu tranh với các biểu hiện, lời nói, hành vi, thông tin xấu, độc. Kiên quyết phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Thứ tư, coi trọng việc giáo dục ý thức chính trị gắn liền với huấn luyện các kỹ năng thực hành và ứng xử trên không gian mạng cho giáo viên. Thông qua quá trình học tập và hoạt động xã hội, từng bước hình thành tri thức, niềm tin, lý tưởng chính trị, từ đó có đủ tri thức, kiến thức để nhận diện được những luận điệu xuyên tạc, sai trái, phản động, vốn được các thế lực thù địch che đậy hết sức tinh vi, thật - giả lẫn lộn. Cùng với việc được trang bị tri thức chính trị, rèn luyện bản lĩnh chính trị, cần huấn luyện và trang bị các “kỹ năng mềm” trong ứng xử, thực hành trên môi trường mạng, để tùy từng tình huống, vấn đề cụ thể mà giáo viên biết cách xử lý phù hợp, tránh vì vô tình hay cố ý mà phát tán hay tiếp tay cho những thông tin, hành vi xấu./.

Nguyễn Văn Long - Chi bộ Phòng Văn hóa thông tin thể thao Hoàng Su Phì

Tin khác

Liên kết website