Chính trị

Nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, công chức, đảng viên tại xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì

16/06/2023 17:07 126 lượt xem

Đảng bộ xã Thông Nguyên có 18 chi bộ với 242 đảng viên. Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, công chức và đảng viên ở xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì đã đạt được những kết quả tích cực. Việc học tập lý luận chính trị trong cán bộ, đảng viên được đẩy mạnh, 100% cán bộ, công chức xã được đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị từ Trung cấp lý luận trở lên, góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, tư tưởng đạo đức cách mạng, củng cố vững chắc niềm tin của cán bộ, công chức xã vào sự lãnh đạo của Đảng.

Nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, công chức, đảng viên tại xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì
Toàn cảnh khu vực trung tâm xã Thông Nguyên

Thông Nguyên là một xã nằm ở phía Nam của huyện Hoàng Su Phì, cách trung tâm huyện 54km. Là xã nội địa, phía bắc giáp với xã Nậm Ty, phía đông giáp với xã Tân Lập, huyện Bắc Quang, phía tây giáp với xã Nậm Khòa, phía nam giáp với xã Xuân Minh, huyện Quang Bình. Xã có 13 thôn tổng dân số toàn xã là: 706 hộ, 3.465 khẩu với 10 dân tộc sinh sống trong đó, người Dao chiếm đa số. Hộ nghèo là: 152 hộ chiếm 21,5%; Hộ cận nghèo 74 hộ chiếm 10,4%. Năm 2022, sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt 648kg, thu nhập bình quân đạt 37 triệu đồng/người/năm.

Bên cạnh kết quả đó, công tác giáo dục lý luận chính trị tại xã vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập. Đó là đội ngũ cán bộ không chuyên trách, Bí thư chi bộ trực thuộc, trưởng thôn, các chức danh ở thôn (gọi chung là cán bộ thôn), chưa thật sự quan tâm đến công tác giáo dục lý luận chính trị. Kinh phí đào tạo bồi dưỡng, nhưng chưa đáp ứng với nhiệm vụ được giao; Năng lực, trình độ chuyên môn của một số giảng viên, vẫn còn những hạn chế nhất định.

Thôn Nậm Hồng, xã Thông Nguyên là điểm sáng về phát triển du lịch của huyện Hoàng Su Phì

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, yếu kém trên là do chính đảng viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, nên chưa quan tâm đối với lĩnh vực quan trọng này.

Để trước khi học tập tốt chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa XIII) “về tăng cường củng cố, xây dựng TCCSĐ và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới”, đồng thời thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 21-NQ/TU, ngày 16/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Trước mắt cần quan tâm thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

Một là, tiếp tục tuyên truyền, quán triệt các Chủ trương, Nghị quyết của Trung ương, của tỉnh, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, công chức, viên chức và toàn thể đảng viên trên địa bàn xã. Hệ thống chính trị về vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên trước yêu cầu mới. Làm cho cán bộ, đảng viên có nhận thức sâu sắc vị trí, tầm quan trọng của công tác giáo dục lý luận chính trị trong giai đoạn hiện nay.

Hai là, tiếp tục củng cố, quy hoạch, kiện toàn tổ chức bộ máy các chi bộ trực thuộc, cán bộ, thôn bản, đảm bảo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có kỹ năng tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao ở thôn bản. Tổ chức đào tạo, đào tạo lại những cán bộ, công chức, viên chức chưa đạt chuẩn theo quy định. Rà soát, lựa chọn, kiện toàn đội ngũ từ xã đến thôn. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo chuyển tiếp liên tục giữa các thế hệ. Sử dụng, bố trí, đề bạt cán bộ phải phù hợp với điều kiện thực tế. Việc đánh giá cán bộ thực hiện trên các mặt: khối lượng, chất lượng, hiệu quả công việc trong từng vị trí, từng thời gian; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chiều hướng và khả năng phát triển, gắn với yêu cầu thực tiễn.

Ba là, tiếp tục cập nhật kiến thức mới, tình hình, chủ trương, nhiệm vụ của địa phương, đơn vị; bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới, đối tượng kết nạp Đảng; bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể cho đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở xã; thông tin thời sự, tuyên truyền, phổ biến nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đề cao và phát huy tinh thần tự học, tự rèn luyện của cán bộ, đảng viên, nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị và trình độ chuyên môn.

Bốn là, hàng năm, trên cơ sở nhiệm vụ chính trị của xã và hướng dẫn công tác giáo dục lý luận chính trị của Ban Tuyên giáo Huyện ủy, trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, xã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cụ thể.

Năm là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ xã, phân công các đồng chí trong Ban Chấp hành, Ban Thường vụ đảng ủy xã theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc các chi bộ trực thuộc, tổ chức thực hiện tốt hoạt động của công tác giáo dục lý luận chính trị. Thường xuyên thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, giao ban, sơ kết, tổng kết, đánh giá công tác giáo dục lý luận chính trị.

Đức Long

Tin khác

Liên kết website