Kinh tế

Làm hương: Nghề truyền thống dân tộc Nùng Hoàng Su Phì

18/02/2019 00:00 447 lượt xem

Hoàng Su Phì có 16 dân tộc thiểu số ít người, mỗi một dân tộc đều có nhiều nghề truyền thống riêng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày tại địa phương. Người dao có nghề dệt thổ cẩm, chạm bạc; người La Chí có nghề làm vải bông... Người dân tộc Nùng với nghề truyền thống làm hương, được gìn giữ và ngày càng phát triển. Không chỉ đơn thuần là sản phẩm tâm linh mà nó đã trở thành hàng hóa, đem lại thu nhập không nhỏ đặc biệt là vào những ngày lễ tết trong năm.

 

Nén hương đã đi vào đời sống văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh của người Việt Nam như một nét đẹp truyền thống, gần gũi và thiêng liêng. Khi nén hương khi đốt lên, cũng như một nhịp cầu vô hình nối kết hai thế giới hữu hình và vô hình với nhau. Đặc biệt trong những ngày lễ tết, nén hương đối với mỗi gia đình Việt là không thể thiếu được. Từ đó mà nghề làm hương đã được người dân tộc Nùng ở huyện Hoàng Su Phì gìn giữa cho đến ngày nay. Để làm ra những nén hương thơm người Nùng dùng bột vỏ quế rừng nghiền nhỏ sau đó chộn với một số lá thảo mộc và hoa cỏ lấy ở rừng về. Cán hương làm từ cây tre, bỏ phần cật và ruột, sau đó đem chẻ nhỏ, phơi nắng cho thật khô.

Để làm được một nén hương cũng cực kỳ phức tạp, sau khi đi rừng lấy đủ vật liệu về phải phơi thất khô, rồi nghiền hoặc dã thật nhỏ, thật nịn, rồi lại đen phơi khô lần nữa. Để hoàn thiện nén hương, theo những người làm hương lâu. Để có hương thơm thuần chất, quan trọng là công thức pha bột hương. Nếu pha trộn tỷ lệ bột không đều nén hương sẽ không dính, không có mùi thơm đặc trưng của lá cây, hương gỗ. Cây hương đẹp là sau khi lăn đi lăn lại tạo thành nét to đẹp, đều, tròn trịa... Khi lăn hương, người làm dùng cán hương nhúng vào xô nước, sau đó đem ra lăn qua lăn lại trên lớp bột khô đã được trộn sẵn, rồi lại nhúng nhanh vào xô nước mang ra tiếp tục lăn, cứ như vậy đến thi nào nèn hương đạt tiêu chuẩn thì thôi, đây là công đoạn quyết định mẫu mã và cả chất lượng của nén hương.

Nghề là hương của đồng bào dân tộc Nùng ở Hoàng Su Phì được truyền từ đời này sang đời kia, những không phải ai biết là được làm hương. Mà người làm hương cũng phải tuân thủ những quy định, như chỉ phụ nữ đã đứng tuổi, có con cái đã trưởng thành mới được làm còn đàn ông thì không.

Đặc biệt trong những ngày giáp tết, làm hương đã trở thành một nghề mang lại thu nhập cao cho người dân tộc Nùng, với nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, chỉ cần 2 đến 3 ngày làm hương đem ra chợ huyện bán cũng thu được một khoản tiền vài trăm có khi cả triệu đồng.

Hoàng Su Phì có 16 dân tộc thiểu số ít người, mỗi một dân tộc đều có nhiều nghề truyền thống riêng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày tại địa phương. Người dao có nghề dệt thổ cẩm, chạm bạc; người La Chí có nghề trồng bông, rệt vải; người Nùng với nghề làm hương. Trong thời gian tới huyện Hoàng Su Phì sẽ xây dựng đề án bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống các dân tộc, biến sản phẩm các làng nghề thành sản phẩm hàng hóa mang lại thu nhập cao cho người dân.

 


Tin khác

Liên kết website