Kinh tế

Hiệu quả mô hình phát triển gạo chất lượng cao và tăng thả cá chép ruộng ở Hoàng Su Phì

15/09/2020 09:44 131 lượt xem

Trong vụ mùa năm nay, huyện Hoàng Su Phì thực hiện mô hình phát triển gạo chất lượng cao và tăng thả cá chép ruộng tại xã Bản Luốc và xã Hồ Thầu. Đây là hình thức canh tác xen canh, tăng hu nhập trên cùng một diện tích canh tác. Sau hơn 3 tháng triển khai thực hiện mô hình đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của bà con nơi đây.

Mô hình có quy mô 60ha, trồng giống lúa thuần ĐS3 đồng thời thả 80.000 con cá chép ruộng, được hơn 300 hộ dân 2 xã Bản Luốc và Hồ Thầu thực hiện, ngoài ra để người dân có thể áp dụng khoa học, kỹ thuật vào từng giai đoạn sản xuất, chăm sóc cây trồng, Trạm khuyến nông huyện Hoàng Su Phì đã mở 2 lớp đào tạo, tập huấn đầu bờ cho người dân. Chính vì vậy mà đi đánh giá, tổng kết mô hình, những người dân tham gia đều rất hài lòng và đánh giá rất cao hiệu quả mang lại.

Theo kết quả đánh giá của các cơ quan chuyên môn, đối với 1 ha thực hiện mô hình sẽ cho sản lượng từ 45 đến 47 tạ lúa và từ 250 đến 300kg cá chép ruộng, cộng với giá thành lúa cao hơn nên sẽ cho thu nhập không dưới 70 triệu đồng/ha, về hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với phương pháp canh tác trước đây. Để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm lúa gạo chất lượng cao cho người dân, xã Bản Luốc đã xây dựng phương án thu mua sản phẩm nông sản cho người dân.

Tuy nhiên, theo đánh giá của những người có chuyên môn, khi thực hiện mô hình vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, do người dân vẫn chưa tuân thủ đầy đủ hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ kỹ thuật, dẫn đến năng xuất và sản lượng chưa thật sự đạt so với yêu cầu, thêm vào đó, huyện Hoàng Su Phì cũng đang thực hiện thí điểm trồng lúa dui chất lượng cao kết hợp với nuôi cá chép ruộng, trên cơ sở đó sẽ đánh giá cụ thể để làm cơ sở thực hiện trong những năm tiếp theo.

Nuôi cá chép xen lúa là phương thức hỗ trợ nhau cùng phát triển, ruộng lúa cung cấp rơm rạ mục, thóc rụng, sâu bọ, các loài động vật sống trong ruộng lúa để làm thức ăn cho cá, nên người nông dân có thể tiết kiệm được chi phí thức ăn cho cá. Ngược lại, các loại chất thải của cá tích tụ có tác dụng làm phân bón, tăng độ mùn cho ruộng lúa, giảm chi phí làm đất. Cá nuôi trong ruộng lúa do sử dụng thức ăn tự nhiên nên chất lượng thơm ngon, bán được giá... mang lại thu nhập cao cho người dân, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.


Tin khác

Liên kết website