Kinh tế

Hội nghị tổ kết mô hình chăn nuôi trâu, bò sinh sản sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo kết hợp trồng cỏ thâm canh, chế biến giống cỏ Mombasa năm 2018.

26/09/2018 00:00 100 lượt xem

Sáng ngày 26/9, tại xã Bản Luốc, Trạm khuyến nông huyện Hoàng Su Phì phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị tổ kết mô hình chăn nuôi trâu, bò sinh sản sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo kết hợp trồng cỏ thâm canh, chế biến giống cỏ Mombasa năm 2018. dự Hội nghị có các đồng chí Thèn Ngọc Minh – Chủ tịch UBND huyện; Đào Thị Thu Thủy – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh.

Mô hình chăn nuôi trâu, bò sinh sản sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo, kết hợ trồng cỏ thâm canh, chế biến giống cỏ Mombasa được triển khai thí điểm tại xã Bản Luốc với quy mô 05 hộ tham gia trồng 05ha cỏ, 20 con trâu, bò sinh sản cùng với phương thức đầu tư gồm: Máy chế biến thức ăn chăn nuôi nhà nước hỗ trợ 75%, các hộ tham gia đối ứng 25% kinh phí theo dự toán phê duyệt, giống cỏ Mombasa và phân bón các loại chương trình hỗ trợ 100%, sau khi kết thúc mô hình các hộ nộp 50% giá trị giống, vật tư, phân bón đầu tư ban đầu. Trong quá trình thực hiện mô hình, Trạm Khuyến nông huyện đã cử cán bộ kỹ thuật phụ trách mô hình, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật áp dụng vào trồng, chăm sóc, đến khi thu hoạch, chế biến cỏ, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng bò, công tác vệ sinh phòng bệnh cho trâu, bò. Giống cỏ Mombasa được triển khai từ tháng 3 đến nay đã cắt được 2 lứa, năng suất bình quân đạt từ 120 – 123 tấn cỏ tươi/ha/năm; đối với đàn trâu,bò sinh sản, đến thời điểm hiện tại, đã tiến hành tiêm kích dục tố được 8 con trâu, bò, trong đó thụ tinh được 5 con, số còn lại đang tiếp tục theo dõi, phát hiện động dục để kịp thời phối giống; Đối với máy băm, thái cỏ, có công suất thiết kế phù hợp với quy mô chăn nuôi hộ gia đình, dễ thao tác, sử dụng thuận tiện trong quá trình chế biến thức ăn cho ăn cho trâu, bò.

Từ hiệu quả bước đầu của mô hình đã nâng cao nhận thức của chính quyền và người dân địa phương trong việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, từng bước nâng cao tầm vóc đàn trâu, bò trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, thông qua mô hình, giúp người dân nâng cao trình độ kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò sinh sản bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo; trồng và chăm sóc các loại cỏ chất lượng cao, từng bước xóa bỏ tập quán chăn nuôi thả rông, chuyển sang hình thức chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, từ đó góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người chăn nuôi, từng bước xóa đói giảm nghèo tại địa phương.


Tin khác

Liên kết website