Văn hóa - Xã hội

Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội góp phần đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh

09/07/2017 00:00 458 lượt xem

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 02-02-2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội”, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là người đứng đầu cấp ủy, các cơ quan, ban ngành đã thay đổi đáng kể, góp phần xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì.

Trên tinh thần Chỉ thị số 30-CT/TU của Tỉnh ủy, Huyện ủy đã tổ chức hội nghị quán triệt, học tập, triển khai Chỉ thị 30-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Chỉ thị 41-CT/TW, ngày 05/02/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội cho 235 đồng chí cán bộ chủ chốt cấp huyện và 4.892/5.082 đảng viên được được tiếp thu đạt 96,3%. Ban hành công văn số 2271-CV/HU ngày 11-03-2015 về tham mưu thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 2-2-2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Công văn 2372-CV/HU ngày 16-04-2015 về việc tăng cường chỉ đạo quản lý và tổ chức lễ hội; công văn 2432-CV/HU ngày 25-5-2015 của Huyện ủy về triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày ngày 2-2-2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; Đề án số 09-ĐA/HU của Huyện ủy về Đề án hội Nghệ nhân dân gian tham gia giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bài trừ hủ tục lạc hậu trên địa bàn huyện giai đoạn 2015 -2020.

 

Chỉ đạo các Chi, Đảng bộ trực thuộc tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 27-CT/TW, ngày 12-01-1998 của Bộ Chính trị khóa VIII và Kết luận số 51-KL/TW ngày 22-07-2009 của Bộ Chính trị khóa X về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Gắn việc thực hiện các chỉ thị, kết luận với việc thực hiện cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và việc thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại địa phương, cơ quan, đơn vị.

 

Sau 2 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả tích cực. Công tác tuyên truyền thực hiện Chỉ thị đã được các cơ quan, ban, ngành triển khai tích cực như: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện đã gắn việc thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU vào nội dung thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Liên đoàn Lao động huyện đưa nội dung của Chỉ thị  30-CT/TU của Tỉnh ủy vào làm tiêu chuẩn xét công nhận cơ quan, đơn vị văn hoá hằng năm. Huyện đoàn TNCS Hồ Chí Minh chỉ đạo cơ sở đoàn xây dựng mô hình: Thanh niên nói không với tảo hôn và kết hôn cận huyết thống; tổ chức tuyên truyền luật hôn nhân và gia đình, tuyên truyền qua khẩu hiệu, băng zôn, hệ thống loa truyền thanh tại các buổi chợ với tổng số 19 lần, tuyên truyền lồng ghép tại các buổi sinh hoạt đoàn – đội được 356 buổi cho trên 14.000 lượt người nghe. Hội Phụ nữ các cấp lồng ghép nội dung của Chỉ thị 30-CT/TU của Tỉnh ủy với các chương trình và phong trào thi đua của Hội như: “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo xây dựng gia đình hạnh phúc”, phong trào xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội được trên 350 cuộc cho trên 2.500 lượt hội viên, phụ nữ được tiếp thu. Hội Nông dân và Hội Cựu chiến binh huyện đưa nội dung của Chỉ thị 30-CT/TU là một nội dung quan trọng trong hoạt động Hội.

 

Trong việc cưới: Các đám cưới được tổ chức trang trọng, nam nữ kết hôn đã được UBND xã, thị trấn làm thủ tục đăng ký theo đúng quy định của pháp luật; quy ước của cộng đồng; thanh niên nam, nữ trước kết hôn đã được các tổ chức, đoàn thể phổ biến Luật hôn nhân- gia đình; Luật phòng chống bạo lực gia đình và Luật bình đẳng giới. Đám cưới được tổ chức gọn nhẹ theo nếp sống mới, không mở loa đài quá 22 giờ và trước 5 giờ sáng, khách chủ yếu là gia đình nội tộc, bạn bè thân thích. Một số địa phương đã vận động nhân dân không hút thuốc lá trong đám cưới. Các thủ tục chạm ngõ, ăn hỏi, xin cưới, đón dâu, đăng ký kết hôn được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, đúng pháp luật và phong tục tập quán, không phô trương hình thức. Trong 2 năm qua, trên địa bàn huyện có tổng số 1.036 đám cưới theo nếp sống văn hóa mới.

 

Duy trì có hiệu quả hoạt động của  Hội nghệ nhân dân gian tại 25 xã, thị trấn làm nòng cốt trong việc bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới hỏi, xem ngày tốt, ngăn chặn tảo hôn, kết hôn cận huyết thống và tục thách cưới cao ở trong đồng bào dân tộc các xã, thị trấn.

 

Trong việc tang: Lễ tang được tổ chức chu đáo, phù hợp với tập quán, truyền thống văn hóa của từng dân tộc và hoàn cảnh của từng gia đình. Việc tổ chức lễ tang ở các thôn bản thuộc các xã được nhân dân giúp đỡ trên tinh thần tự nguyện đóng góp. Một số đám hiếu đã hạn chế mang vòng hoa, bức trướng, không có trường hợp lợi dụng tâm linh tổ chức hoạt động mê tín, dị đoan trong việc tang. Các lễ vật cúng tế của người thân đến viếng tùy thuộc vào lòng hảo tâm. Trong 2 năm qua trên địa bàn huyện có 697 đám tang theo nếp sống văn hóa mới, đến nay 199 thôn, bản, tổ dân phố đã đưa việc tang thành điều khoản trong quy ước của thôn, tổ dân phố như không để thi thể người chết quá 24 giờ, thời gian hoạt động của ban nhạc hiếu không quá 22 giờ đêm và trước 6 giờ sáng, đám hiếu không kéo dài ngày, việc xóa bỏ các hủ tục mê tín, dị đoan trong và sau đám tang được thực hiện tốt.

 

Trong việc lễ hội: Huyện Hoàng Su Phì có 12 dân tộc cùng sinh sống, trong đó mỗi dân tộc có một nét văn hóa đặc sắc riêng, hàng năm các lễ hội  được tổ chức theo đúng phong tục tập quán riêng vốn có. Công tác tổ chức lễ hội luôn được Ban thường vụ huyện ủy quan tâm chỉ đạo thực hiện đảm bảo không phô trương, hình thức, lãng phí, theo đó các lễ hội luôn được gắn cùng với các sự kiện chính trị như lễ kỷ niệm, lễ công bố... Trong 2 năm 2015 – 2016, cấp huyện đã tổ chức được 3 lễ hội (Ngày hội văn hóa thể thao & du lịch các dân tộc huyện lần thứ 6; Hội chọi dê lần thứ 4 năm 2015; Hội chọi dê lần thứ 5 năm 2016) và 3 lễ kỷ niệm, lễ công bố (Lễ công bố quyết định xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Lễ hội Quyã Hiéng của dân tộc Dao xã Hồ Thầu; Lễ kỷ niệm 110 năm thành lập huyện Hoàng Su Phì; Lễ đón nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Lễ cúng Rừng dân tộc Nùng tại xã Pố Lồ). Tại các xã, thị trấn trong 2 năm qua đã tổ chức 78 lễ hội dân gian truyền thống như: Lễ hội xuống đồng (Thông Nguyên, Nam Sơn, Nậm Dịch, Chiến Phố..);  Lễ Cúng rừng của dân tộc Nùng được nhân dân tổ chức vào ngày thìn, tháng 2 âm lịch hàng năm tại các xã: Pố Lồ, Tụ Nhân, Pờ Ly Ngài, Tân Tiến, Nàng Đôn... lễ cúng Hoàng Vần Thùng của dân tộc Cờ Lao tổ chức vào đầu tháng 7 âm lịch hàng năm tại xã Túng Sán; Tết Khu cù tê của dân tộc La Chí xã Bản Máy, Bản Phùng được tổ chức vào đầu tháng 7 âm lịch...Nhìn chung các lễ hội được tổ chức trang nghiêm, đúng nghi thức, không phô trương lãng phí với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ, trò chơi dân gian, thu hút được đông đảo nhân dân tham dự. Việc tổ chức Lễ hội truyền thống tại cơ sở được xã hội hoá ngày càng cao, góp phần thúc đẩy sự nghiệp du lịch của huyện phát triển.

 

Cùng với việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU, Ban Chỉ đạo toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa huyện chỉ đạo, triển khai công tác xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, đồng thời cho các xã, thị trấn ký cam kết xây dựng các chỉ tiêu gia đình văn hóa, làng văn hóa gắn với thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Kết quả trong năm 2015 toàn huyện đã bình xét được 3.914 gia đình; 32 thôn, bản, tổ dân phố và 76 cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu văn hóa; năm 2016, toàn huyện đã bình xét được 5.394 gia đình; 29 thôn bản, tổ dân phố và 80 cơ quan đơn vị đạt danh hiệu văn hóa. Đến nay 100% các thôn, tổ dân phố đều có quy ước, hương ước gắn với thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Việc xây dựng các thiết chế văn hóa ở cơ sở được quan tâm, chỉ  đạo tích cực. Đến nay toàn huyện có 175 thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa đạt 87,9% (trong đó: 143 nhà 5 gian; 17 nhà 4 gian; 14 nhà 3 gian; 01 nhà 2 gian); 85 sân bãi dùng cho việc duy trì, tổ chức các hoạt động thể dục thể thao; sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị được tỉnh trang cấp cho các thôn bản, nhà văn hóa từ chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, vì vậy đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu tập luyện và sinh hoạt văn hóa của nhân dân.

 

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU trên địa bàn huyện còn những hạn chế như: tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống trên địa bàn huyện vẫn còn; Công tác tuyên truyền, phổ biến chưa sâu rộng, chưa thường xuyên, liên tục, nên chưa tạo được sự chuyển biến rõ nét. Trong việc cưới, hiện tượng tổ chức tốn kém, lãng phí còn xảy ra ở một số nơi, vẫn còn tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để dựng rạp tổ chức đám cưới gây mất an toàn giao thông, tạo dư luận không tốt trong xã hội. Trong việc tang việc đốt vàng mã còn khá phổ biến ở khu vực thị trấn.

 

Để khắc phục những hạn chế, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn huyện cần thực hiện các giải pháp đó là: (1) tiếp tục quán triệt sâu, rộng nội dung cơ bản của Chỉ thị số 27 của Bộ chính trị, Kết luận số 51-KL/TW (khoá X) của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 30-CT/TU của Tỉnh ủy Hà Giang về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; (2) đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động với các hình thức phong phú, đa dạng về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trên địa bàn huyện; (3) Phát huy vai trò của Hội nghệ nhân dân gian tại các xã, thị trấn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bài trừ các hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội  theo tinh thần Chỉ thị số 30-CT/TU của Tỉnh ủy.


Tin khác

Liên kết website