Văn hóa - Xã hội

Hiệu quả đồng vốn, công tác công tư

07/07/2017 00:00 105 lượt xem

Thương hiệu chè Phìn Hò trà của HTX chế biến chè Phìn Hồ từ lâu đã khẳng định được thương hiệu của mình, ở tất cả các thị trường mà chè Phìn Hò có mặt, từ chất lượng, giá thành đến mẫu mã, bằng chứng là giải thưởng sao vàng đất việt năm 2013, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2015 do người tiêu dung cả nước bình chọn… Thị trường tiêu thụ được lớn dần, HTX phải mở rộng vùng nguyên liệu, tăng sản lượng, chất lượng để đáp ứng như cầu người tiêu dùng, đồng nghĩa với đó là phải đầu tư mở rộng nhà xưởng, đổi mới công nghệ, lúc này nguồn vốn đầu tư có ý nghĩa sống còn với phát triển của HTX.

Những năm trước, mỗi năm HTX chế biến chè Phìn Hồ chỉ sản xuất khoảng 60 tấn chè thương phẩm, tương ứng 300 tấn chè tương, chủ yếu là thu mua trên địa bàn xã Thông Nguyên. Khi đầu ra đã ổn định, sản phẩm chè Phìn Hò đa dạng về mẫu mã, chủng loại, chinh phục được người tiêu dùng, lượng cầu trên thị trường tăng, lượng cung không tăng được,  HTX có nhu cầu mở rộng nhà xưởng để nâng công xuất, đồng thời mở rộng thị trường thu mua chè tươi ra các xã Nậm Ty, Tả Sử Choóng, Nam Sơn, Hồ Thầu…, nhưng gặp phải khó khăn về vốn. Đầu năm 2017, được chương trình giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa CPRP tỉnh Hà Giang, tài trợ cộng tác công tư hơn 1,3 tỷ đồng, cộng với số vốn sẵn có hơn 2 tỷ đồng, HTX bước vào đầu tư nâng cấp, mở rộng nhà xưởng, kho bảo quản và máy móc công nghệ chế biến chè shan tuyết cổ thụ. Nhờ vậy mà công xuất của HTX đã được tăng lên gấp đôi so với trước đây và vùng nguyên liệu cũng đã được mở rộng.

 

Lế ký kết cộng tác công tư giữa Chương trình CPRP Hà Giang với HTX chè Phìn Hồ.

 

Ông Triệu Văn Mềnh - Giám đốc HTX chế biến chè Phìn Hồ xã Thông Nguyên huyện Hoàng Su Phì cho biết, nhờ được hỗ trợ theo chương trình cộng tác công tư của chương trình giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa tỉnh Hà Giang, mà HTX có thêm vốn để đầu tư mua máy móc, đổi mới công nghệ chế biến, ngoài chè xanh ra HTX còn sản xuất chè đen, hồng trà, bột trà…, nếu như trước đây mỗi ngày xưởng chỉ chế biến được khoảng 2 tấn chè tươi/ngày thì nay mỗi ngày xưởng chế biến được trên 5 tấn chè tươi. Thị trường thu mua của HTX cũng tăng lên gấp hàng trục lần so với trước, mỗi ngày HTX có 4 ôtô tải đi mua chè ở nhiều xã trong huyện.

Nhờ đổi mới công nghệ, tiết kiệm được chi phí, HTX đã tăng được giá thành thu mua chè tươi cho người nông dân, đồng thời giảm giá thành sản phẩm bán ra mà vẫn giữ được mức lợi nhuận cần thiết. Hiện HTX mua chè của người nông dân với giá từ 12 đến 16 nghìn đồng/1 kg, chè thành phẩm bán ra với giá bình quân từ 80 đến 85 nghìn đồng, trung bình mỗi kg chè bán gia HTX lời được 10%.

 

Khi chưa được đầu tư nâng cấp, nếu làm hết công xuất thì mỗi năm xương chỉ sản xuất được 60 tấn chè thương phẩm, thì nay, sau khi được đầu tư nâng công xuất, chỉ mất 6 tháng, HTX đã chế biến được lượng chè bằng cả năm 2016. Thị trường tiêu thụ chè cũng đã vươn rộng ta ngoài lãnh thổ Việt Nam . Cũng theo ông Mềnh, từ đầu năm đến nay HTX đã xuất khẩu được bốn container, khoảng hơn ba trục tấn chè thương phẩm sang thị trường Châu Âu và Đài Loan.

 

Đ.c Nguyễn Minh Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm xưởng HTX chế biến chè Phìn Hồ.

 

“Một nắm khi đói, bằng một gói khi no”, chỉ với kinh phí hơn 1 tỷ đồng của chương trình, nhưng đúng lúc và đúng chỗ, đã giúp HTX chế biến chè Phìn Hồ, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô, góp phần đưa cây chè huyện Hoàng Su Phì nói riêng và cây chè Hà Giang nói chung vươn cao. 


Tin khác

Liên kết website