Chiến lược phát triển kinh tế

Một số chính sách khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Giang

09/02/2017 00:00 637 lượt xem

 Trong thời gian qua việc thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì tương đối đảm bảo. Tuy nhiên để độc giả tiện theo dõi, nghiên cứu và áp dụng với doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh và hộ gia đình; Ban Biên tập trang thông tin điện tử của huyện đăng tải toàn bộ nội dung Nghị quyết 209/2015/NQ-HDND ngày 10/12/2015 của HDND tỉnh, Về việc ban hành chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang; Nghị quyết số 206/2015/NQ-HDND ngày 10/12/2015 của HDND tỉnh về, Về việc ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển kinh tế biên mậu trên địa bàn tỉnh Hà Giang và Nghị quyết số 35/2016/NQ-HDND ngày 21/7/2016 của HDND tỉnh, về qui định một số chính sách khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

 

1. Nghị quyết 209/2015/NQ-HDND ngày 10/12/2015 của HDND tỉnh

 

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

TỈNH HÀ GIANG

 
   

 


Số: 209/2015/NQ-HĐND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

   Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
   

 


 Hà Giang, ngày 10 tháng 12  năm 2015

 

 

NGHỊ QUYẾT

Về việc ban hành chính sách khuyến khích

phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang

 
 

 

 

 

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

KHOÁ XVI - KỲ HỌP THỨ 16

 

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

          Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

          Sau khi xem xét Tờ trình số 150/TTr-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2015 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang về việc đề nghị ban hành chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang và Báo cáo thẩm tra số 148/BC-KTNS ngày 07/12/2015 của Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh;

     Hội đồng Nhân dân tỉnh đã thảo luận và nhất trí,

QUYẾT NGHỊ:

          Điều 1. Ban hành chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang, cụ thể như sau:

                1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng, nguyên tắc áp dụng:

          a) Phạm vi điều chỉnh: Áp dụng đối với một số loại cây trồng, vật nuôi của tỉnh gồm: Chè, cam, dược liệu, trâu, bò, ong.

          b) Đối tượng áp dụng: Hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác, Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã, doanh nghiệp (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) có tổ chức sản xuất hàng hóa những loại cây trồng, vật nuôi quy định tại khoản a, Điều 1 của Nghị quyết, phù hợp với quy hoạch được duyệt hoặc được chấp thuận đầu tư của tỉnh.

          c) Nguyên tắc áp dụng:

- Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa nêu tại Nghị quyết này, trong cùng một thời gian nếu có các chính sách hỗ trợ khác của Trung ương hoặc địa phương, thì đối tượng áp dụng có quyền lựa chọn mức hỗ trợ cao nhất.

- Chỉ áp dụng một lần cho 1 đối tượng và với 1 nội dung thụ hưởng.

- Các dự án đã sử dụng vốn tín dụng ưu đãi, vốn bảo lãnh tín dụng của nhà nước không thuộc đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ của Nghị quyết này.

          2. Các chính sách hỗ trợ lãi suất:

a) Hỗ trợ đối với cây chè:

- Hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn cho các tổ chức, cá nhân để thâm canh vườn chè (vườn chè đủ điều kiện để xây dựng tiêu chuẩn VietGap hoặc hữu cơ). Mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất tối đa là 30 triệu đồng/ha, thời gian hỗ trợ 24 tháng.

          - Hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà máy chế biến với dây chuyền công nghệ hiện đại, tiến tiến. Mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất tối đa không quá 5.000 triệu đồng/dự án, thời gian hỗ trợ 36 tháng.

          b) Hỗ trợ đối với cây cam:

- Hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn cho các tổ chức, cá nhân để thâm canh vườn cam theo tiêu chuẩn VietGap. Mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất tối đa là 50 triệu đồng/ha (đối với vườn cam có xây dựng đường giao thông, hệ thống tưới, mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất tối đa là 80 triệu đồng/ha), thời gian hỗ trợ 24 tháng.

          - Hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn cho các tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở bảo quản cam. Mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất tối đa là 500 triệu đồng/dự án, thời gian hỗ trợ 36 tháng.

          c) Hỗ trợ đối với cây dược liệu:

          - Hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn cho các tổ chức, cá nhân để trồng mới cây dược liệu (theo danh mục cây dược liệu được UBND tỉnh phê duyệt). Quy mô nông hộ tối thiểu 0,2 ha/hộ, đối với tổ chức quy mô sản xuất tập trung tối thiểu 2 ha/tổ chức. Mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất tối đa là 50 triệu đồng/ha, thời gian hỗ trợ theo chu kỳ sản xuất từng loại cây dược liệu, nhưng tối đa không quá 60 tháng.

          - Hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn cho các tổ chức, cá nhân xây dựng vườn ươm cây giống dược liệu với quy mô tối thiểu 0,1ha trong nhà lưới hoặc 0,5 ha không có nhà lưới. Mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất tối đa là 500 triệu đồng/vườn, thời gian hỗ trợ 36 tháng.

          - Hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế, bảo quản. Mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất tối đa là 500 triệu đồng/dự án, thời gian hỗ trợ 36 tháng.

          d) Hỗ trợ chăn nuôi trâu, bò:

- Hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay cho các hộ gia đình mua giống trâu bò, quy mô từ 03 con trở lên. Mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất tối đa là 20 triệu đồng/con, thời gian hỗ trợ 36 tháng.

- Hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay cho các tổ chức, cá nhân xây dựng chuồng trại gắn với xử lý chất thải theo tiêu chuẩn. Mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất là 3,5 triệu đồng/m2 chuồng trại, thời gian hỗ trợ 36 tháng.

          - Hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay cho các tổ chức, cá nhân đầu tư nhà máy chế biến thực phẩm từ sản phẩm gia súc, gia cầm. Mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất tối đa là 10.000 triệu đồng/dự án, thời gian hỗ trợ 60 tháng.

          đ) Hỗ trợ nuôi ong:

Hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay cho các tổ chức, cá nhân mua giống ong nội, quy mô tối thiểu từ 20 tổ ong trở lên. Mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất tối đa là 01 triệu đồng/tổ ong, thời gian hỗ trợ 24 tháng.

          3. Các chính sách hỗ trợ trực tiếp:

a) Hỗ trợ sản xuất chế biến dược liệu:

- Hỗ trợ tối đa 15.000 triệu đồng/nhà máy cho các tổ chức, cá nhân có đầu tư xây dựng nhà máy chế biến dược liệu (theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế).

- Hỗ trợ 30% tiền thuê đất trồng vùng nguyên liệu cho các Doanh nghiệp có nhà máy chế biến đặt tại tỉnh (theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế), thời gian hỗ trợ 60 tháng.

          b) Hỗ trợ đăng ký thương hiệu sản phẩm: Hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký lần đầu thương hiệu sản phẩm hàng hóa sản xuất tại địa phương; mức hỗ trợ tối đa 50 triệu đồng/1 thương hiệu.

          c) Hỗ trợ chế biến thức ăn chăn nuôi: Hỗ trợ tối đa 10.000 triệu đồng/nhà máy cho tổ chức, cá nhân đầu tư nhà máy sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi.

          d) Hỗ trợ phát triển giống đại gia súc: Hỗ trợ tiền công cho người dẫn tinh viên làm công tác phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo cho đại gia súc, mức hỗ trợ 0,2 hệ số lương cơ sở/1 lần thực hiện đạt kết quả.

          4. Nguồn vốn và thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng:

  - Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước để hỗ trợ lãi suất cho các đối tượng vay vốn của các ngân hàng.

- Nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách Nhà nước.

  - Thành lập quỹ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa của tỉnh tối thiểu là 30 tỷ đồng để bảo lãnh tín dụng cho đối tượng vay vốn tại ngân hàng.

          Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 và thay thế Điều 4; khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 tại Điều 6 của Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang ban hành kèm theo Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐND, ngày 14/7/2012 của HĐND tỉnh. Các tổ chức, cá nhân đang thụ hưởng chính sách theo Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐND, ngày 14/7/2012 được tiếp tục thụ hưởng chính sách cho đến khi hết thời hạn hỗ trợ.

          Điều 3. Hội đồng Nhân dân tỉnh Hà Giang giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chi tiết và hướng dẫn tổ chức thực hiện.

          Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVI - Kỳ họp thứ 16 thông qua./.

 

Nơi nhận:                                                             

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính phủ;

- Ban Công tác đại biểu - UBTVQH;

- Bộ Tài chính;

- Cục KTVB QPPL – Bộ Tư pháp;

- Trưởng Đoàn ĐBQH khóa XIII tỉnh Hà Giang;

- TTr. Tỉnh ủy; HĐND; UBND tỉnh;

- Các Sở, ban, ngành, các tổ chức CT-XH cấp tỉnh;

- Đại biểu HĐND tỉnh khóa XVI;

- LĐ VP Tỉnh ủy; Đoàn ĐBQH & HĐND; UBND tỉnh;

- HĐND, UBND các huyện, thành phố;              

- Báo Hà Giang; Đài PTTH tỉnh;

- Cổng TTĐT tỉnh; TT Công báo - Tin học tỉnh;

- Lưu: VT.                                           

CHỦ TỊCH

 

 

 

(Đã ký)

 

 

Triệu Tài Vinh

 

 

 

2. Nghị quyết số 206/2015/NQ-HDND ngày 10/12/2015 của HDND tỉnh 

 

 

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

  Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


                                                                                         

Số:  206/2015/NQ-HĐND

Hà Giang, ngày  10  tháng 12 năm 2015

 

 

 

NGHỊ QUYẾT

Về việc ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển

kinh tế biên mậu trên địa bàn tỉnh Hà Giang

 
 

 

 

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

KHOÁ XVI - KỲ HỌP THỨ 16

 

          Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

          Căn cứ Luật Ngân sách ngày 26 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

          Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;

Căn cứ Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;

          Căn cứ Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

          Căn cứ Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền;

          Căn cứ Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định quy chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu;

Sau khi xem xét Tờ trình số 152/TTr-UBND ngày 02/12/2015 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang về việc ban hành Nghị quyết về một số Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế biên mậu trên địa bàn tỉnh Hà Giang và Báo cáo thẩm tra số 148/BC-KTNS ngày 07/12/2015 của Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh;

Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang thảo luận và nhất trí,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển kinh tế biên mậu trên địa bàn tỉnh Hà Giang, cụ thể như sau:

1. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh tại khu kinh tế cửa khẩu, cửa khẩu, chợ biên giới, chợ cửa khẩu và chợ trong khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

2. Ưu đãi tiền thuê đất:

a) Nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư xây dựng chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu, kho ngoại quan, kho bãi lưu giữ hàng hóa, cơ sở chế biến gia công hàng xuất khẩu khi thuê đất được hưởng ưu đãi về tiền thuê đất ở mức cao nhất theo quy định hiện hành của nhà nước.

b) Thời gian thuê đất của các dự án đầu tư xây dựng chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu, kho ngoại quan, kho bãi lưu giữ hàng hóa, cơ sở chế biến gia công hàng xuất khẩu theo thời gian thuê đất ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định giao đất cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cụ thể của từng dự án; khi hết thời hạn thuê đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất với điều kiện trong quá trình sử dụng chấp hành tốt các quy định của Luật Đất đai và các quy định hiện hành của Nhà nước.

          3. Hỗ trợ giải phóng mặt bằng, san tạo mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật đối với các dự án nằm ngoài khu kinh tế cửa khẩu:

a) Nhà đầu tư được giao mặt bằng sạch đối với các dự án đầu tư xây dựng chợ biên giới, chợ cửa khẩu, kho ngoại quan, kho bãi lưu giữ hàng hóa, cơ sở chế biến gia công hàng xuất khẩu.

b) Hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật:

- Điều kiện hỗ trợ: Các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật phải có hồ sơ thiết kế, dự toán, quyết toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

-  Mức hỗ trợ:

+ Về giao thông: Hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay làm đường giao thông từ trục chính đến dự án, mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất không quá 3 tỷ đồng/đơn vị/dự án. Thời gian hỗ trợ là 36 tháng kể từ khi dự án hoàn thành.

+ Về điện và cấp thoát nước: Hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay xây dựng trạm biến áp, đường điện, hệ thống cấp nước sạch và công trình xử lý nước thải, mức  vay vốn được hỗ trợ lãi suất không quá 2 tỷ đồng/đơn vị/dự án. Thời gian hỗ trợ là 36 tháng kể từ khi dự án hoàn thành.

          4. Hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu, kho, bãi, cơ sở chế biến gia công hàng xuất khẩu tại các cửa khẩu

          a) Điều kiện hỗ trợ:

          - Các dự án đầu tư xây dựng chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu, kho ngoại quan, bãi lưu giữ hàng hóa, cơ sở chế biến gia công hàng xuất khẩu tại các cửa khẩu phải nằm trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Dự án đầu tư phải được phê duyệt theo quy định, đảm bảo theo các tiêu chuẩn hiện hành và đầy đủ thủ tục đăng ký đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư hoặc chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định.

b) Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay vốn để đầu tư xây dựng chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu, kho ngoại quan, bãi lưu giữ hàng hóa, cơ sở chế biến gia công hàng xuất khẩu, mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất tối đa không quá 05 tỷ đồng/đơn vị/dự án. Thời gian hỗ trợ là 36 tháng sau khi dự án hoàn thành.

5. Hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa:

a) Điều kiện hỗ trợ xuất khẩu:

- Doanh nghiệp trong tỉnh, ngoài tỉnh xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng (hoặc một chủng loại của mặt hàng) có xuất xứ sản xuất tại Hà Giang (theo điểm c, khoản này) đạt giá trị kim ngạch tối thiểu từ 50.000USD/năm trở lên của năm trước liền kề năm xét hỗ trợ.

- Doanh nghiệp trong tỉnh xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng (hoặc một chủng loại của mặt hàng) có xuất xứ sản xuất ngoài địa bàn tỉnh (theo điểm c, khoản này) đạt giá trị kim ngạch tối thiểu từ 100.000USD/năm trở lên của năm trước liền kề năm xét hỗ trợ.

b) Mức hỗ trợ xuất khẩu:

-  Đối với doanh nghiệp trong tỉnh:

+ Hỗ trợ 2% trên tổng giá trị kim ngạch của mặt hàng xuất khẩu có xuất xứ sản xuất tại Hà Giang. Được hỗ trợ 01 lần/đơn vị/năm. Mức hỗ trợ tối đa là 500 triệu đồng.

+ Hỗ trợ 1% trên tổng giá trị kim ngạch của mặt hàng xuất khẩu có xuất xứ sản xuất ngoài địa bàn tỉnh. Được hỗ trợ 01 lần/đơn vị/năm. Mức hỗ trợ tối đa là 500 triệu đồng.

- Đối với doanh nghiệp ngoài tỉnh: Doanh nghiệp ngoài tỉnh tham gia xuất khẩu trực tiếp hàng hóa qua các cửa khẩu, lối mở của tỉnh khi vận chuyển hàng hóa có trọng tải từ 10 tấn trở lên được giảm 50% phí, lệ phí/xe theo mức giá quy định.

c) Danh mục mặt hàng hỗ trợ xuất khẩu: Chè; Cam; Mật ong; Hàng thủ công mỹ nghệ; Gạo; Cao su; Hạt điều; Hoa quả; Nông, lâm sản đã qua chế biến; Thủy sản các loại.

          6. Hỗ trợ thuê mặt bằng kinh doanh:  

a) Điều kiện hỗ trợ:

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh cố định tối thiểu 01 năm trở lên.

- Hàng hóa kinh doanh, giới thiệu là hàng hoá sản xuất trong nước đảm bảo chất lượng theo quy định của nhà nước.

b) Mức hỗ trợ:

- Tại khu kinh tế cửa khẩu: Hỗ trợ 50% giá thuê mặt bằng kinh doanh, diện tích hỗ trợ tối đa không quá 18 m2/01 gian hàng hoặc 01 gian ki ốt. Được hỗ trợ 01 lần/đơn vị sau khi hợp đồng có hiệu lực 01 năm. Mức hỗ trợ theo giá thuê thực tế nhưng không quá 1,5 triệu đồng/tháng. Thời gian hỗ trợ không quá 24 tháng kể từ ngày ký hợp đồng.

- Tại các cửa khẩu khác, chợ biên giới, chợ cửa khẩu: Hỗ trợ 70% giá thuê mặt bằng kinh doanh, diện tích hỗ trợ tối đa không quá 18 m2/01 gian hàng hoặc 01 gian ki ốt. Được hỗ trợ 01 lần/đơn vị sau khi hợp đồng có hiệu lực 01 năm. Mức hỗ trợ theo giá thuê thực tế nhưng không quá 02 triệu đồng/tháng. Thời gian hỗ trợ không quá 24 tháng kể từ ngày ký hợp đồng.

Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 và thay thế Điều 3 và điểm a, b, khoản 1, Điều 5 của Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang ban hành kèm theo Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐND, ngày 14/7/2012 của HĐND tỉnh. Các tổ chức, cá nhân đang thụ hưởng chính sách theo Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐND, ngày 14/7/2012 được tiếp tục thụ hưởng chính sách cho đến khi hết thời hạn hỗ trợ.

Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chi tiết và hướng dẫn tổ chức thực hiện.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVI - Kỳ họp thứ 16 thông qua./.

 

Nơi nhận:                                                             

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính phủ;

- Ban Công tác đại biểu - UBTVQH;

- Các Bộ: Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Công Thương;

- Cục KTVB QPPL – Bộ Tư pháp;

- Trưởng Đoàn ĐBQH khóa XIII tỉnh Hà Giang;

- TTr. Tỉnh ủy; HĐND; UBND tỉnh;

- Các Sở, ban, ngành, các tổ chức CT-XH cấp tỉnh;

- Đại biểu HĐND tỉnh khóa XVI;

- LĐ VP Tỉnh ủy; Đoàn ĐBQH & HĐND; UBND tỉnh;

- HĐND, UBND các huyện, thành phố;              

- Báo Hà Giang; Đài PTTH tỉnh;

- Cổng TTĐT tỉnh; TT Công báo - Tin học tỉnh;

- Lưu: VT.                                           

CHỦ TỊCH

 

 

(Đã ký)

 

 

 

Triệu Tài Vinh

 

 

3. Nghị quyết số 35/2016/NQ-HDND ngày 21/7/2016 của HDND tỉnh.

 

 

 

 


Tin khác

Liên kết website