Chiến lược phát triển kinh tế

Chính sách hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang

30/07/2018 00:00 1265 lượt xem

PHẦN II: NỘI DUNG CỤ THỂ VĂN BẢN CỦA TRUNG ƯƠNG VỀ CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

 

(Kèm theo Văn bản số: 1367/SKHĐT-DN ngày 13 tháng 7 năm 2018

của Sở Kế hoạch và Đầu tư)

 

I. Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012

Điều 6. Chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước

1. Nhà nước có chính sách hỗ trợ sau đây đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã:

a) Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực;

b) Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường;

c) Ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới;

d) Tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã;

đ) Tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội;

e) Thành lập mới hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

2. Nhà nước có chính sách ưu đãi sau đây đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã:

a) Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật về thuế;

b) Ưu đãi lệ phí đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

3. Đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, ngoài việc được hưởng chính sách hỗ trợ, ưu đãi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn được hưởng chính sách hỗ trợ, ưu đãi sau đây:

a) Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng;

b) Giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật về đất đai;

c) Ưu đãi về tín dụng;

d) Vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh;

đ) Chế biến sản phẩm.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này căn cứ vào lĩnh vực, địa bàn, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ của đất nước và trình độ phát triển của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

 

1. Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã

Điều 24. Chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

1. Điểm a, khoản 1, Điều 6 Luật Hợp tác xã quy định chính sách Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực:

Nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo chính quy, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật đối với cán bộ quản lý hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, thành viên hợp tác xã.

2. Điểm b, khoản 1, Điều 6 Luật Hợp tác xã quy định chính sách xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường:

Nhà nước hỗ trợ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tham gia các triển lãm trong và ngoài nước; tổ chức các hội chợ, triển lãm dành riêng cho khu vực hợp tác xã; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa, xây dựng và triển khai cổng thông tin điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử cho các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

3. Điểm c, khoản 1, Điều 6 Luật Hợp tác xã quy định ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới

a) Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia và cấp tỉnh hàng năm dành một phần kinh phí hỗ trợ các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đổi mới, ứng dụng công nghệ và thông báo kết quả thực hiện cho cơ quan quản lý nhà nước về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

b) Nhà nước hỗ trợ nghiên cứu khoa học công nghệ từ nguồn kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học công nghệ đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có dự án nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Điểm d, khoản 1, Điều 6 Luật Hợp tác xã quy định chính sách tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã

a) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng năng lực sản xuất, kinh doanh; hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, địa bàn nông thôn được ưu đãi về lãi suất và bảo lãnh tín dụng từ quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; ưu tiên vay vốn tín dụng từ ngân hàng phát triển và các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật; được vay ưu đãi theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

b) Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ lãi suất đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn quy định tại Điểm này.

5. Điểm đ, khoản 1, Điều 6 Luật Hợp tác xã quy định chính sách tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội

Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có đủ năng lực được ưu tiên tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội sau đây:

a) Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn và quản lý các công trình sau khi hoàn thành, kể cả các công trình chợ và công trình hạ tầng phục vụ phát triển cụm công nghiệp và cụm làng nghề ở nông thôn;

b) Các dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác trên địa bàn phù hợp với khả năng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

6. Điểm e, khoản 1, Điều 6, Luật Hợp tác xã. Chính sách thành lập mới hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

a) Sáng lập viên hợp tác xã được cung cấp miễn phí thông tin, tư vấn, tập huấn về quy định pháp Luật Hợp tác xã trước khi thành lập hợp tác xã;

b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hỗ trợ tư vấn xây dựng điều lệ, hướng dẫn và thực hiện các thủ tục thành lập, đăng ký và tổ chức hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Điều 25. Chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp

Ngoài việc được hưởng chính sách hỗ trợ, ưu đãi quy định tại Điều 24 Nghị định này, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho các thành viên là những cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp còn được hưởng các chính sách hỗ trợ, ưu đãi sau đây:

1. Điểm a, khoản 3, Điều 6 Luật Hợp tác xã quy định chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

a) Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng bao gồm: trụ sở, sân phơi, nhà kho, xưởng sơ chế, chế biến, điện, nước sinh hoạt, chợ, công trình thủy lợi, cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản, cửa hàng vật tư nông nghiệp, giao thông nội đồng phục vụ sản xuất, kinh doanh cho cộng đồng thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên cơ sở các dự án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Các công trình kết cấu hạ tầng được nhà nước hỗ trợ xây dựng theo quy định tại Điểm a Khoản này, sau khi hoàn thành là tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chịu trách nhiệm bảo quản, duy tu và bảo dưỡng các công trình trong quá trình sử dụng.

2. Điểm b, khoản 3, Điều 6 Luật Hợp tác xã quy định chính sách giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Việc hỗ trợ đất đai đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

3. Điểm c, khoản 3, Điều 6 Luật Hợp tác xã quy định chính sách ưu đãi về tín dụng

a) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập mới hoặc có dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng năng lực sản xuất, kinh doanh được ưu tiên vay vốn từ các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật hiện hành;

b) Các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu thuộc diện ưu đãi đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

4. Điểm d, khoản 3, Điều 6 Luật Hợp tác xã quy định chính sách hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh

Tùy theo mức độ thiệt hại, tính chất nguy hiểm của dịch bệnh và nhu cầu thực tế, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp được hưởng chính sách hỗ trợ, ưu đãi về vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật hiện hành về việc hỗ trợ giống, cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất đối với vùng bị thiệt hại do thiên tai dịch bệnh.

5. Điểm đ, khoản 3, Điều 6 Luật Hợp tác xã quy định chính sách hỗ trợ chế biến sản phẩm

a) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có nhu cầu chế biến sản phẩm được hỗ trợ nghiên cứu xây dựng dự án đầu tư chế biến sản phẩm quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 24 Nghị định này;

b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được ưu đãi về tín dụng trong việc triển khai dự án đầu tư chế biến sản phẩm theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

Điều 26. Hỗ trợ tổ chức lại hoạt động hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Trường hợp đăng ký thay đổi theo quy định của Luật Hợp tác xã thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hưởng các chính sách hỗ trợ được quy định tại Khoản 6 Điều 24 Nghị định này.

Trường hợp đăng ký do tiến hành sáp nhập, hợp nhất, chia, tách hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thì Nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí như đối với thành lập mới hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

2. Nghị định số 107/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã

Tại Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã; 5. Bổ sung điểm c khoản 1, sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 25  như sau:

“Điều 25. Chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp

1. Hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

c) Ưu tiên hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cho hợp tác xã thực hiện các dịch vụ công ích, hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm và hợp tác xã gắn với chuỗi giá trị.

2. Chính sách cho thuê đất để phục vụ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp.

a) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hưởng các chính sách miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước được quy định tại điểm g khoản 1, khoản 9 Điều 19 và điểm a khoản 1 Điều 20 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thuê đất, thuê mặt nước và khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 3 Nghị định số 135/2016/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.

b) Khuyến khích thành viên, hợp tác xã thành viên góp vốn bằng quyền sử dụng đất, mặt nước để làm mặt bằng xây dựng trụ sở, sân phơi, nhà kho; xây dựng các cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

c) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành rà soát nhu cầu, thực hiện đo đạc, cắm mốc và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản trên đất cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tại địa phương theo quy định của pháp luật đất đai.”

3. Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển Hợp tác xã giai đoạn 2015 – 2020

1. Hỗ trợ chung đối với hợp tác xã

a) Bồi dưỡng nguồn nhân lực

- Đối tượng hỗ trợ: Cán bộ quản lý và thành viên hợp tác xã.

- Điều kiện, tiêu chí: Được hợp tác xã cử đi bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ với chuyên ngành phù hợp với vị trí công tác và nhu cầu của hợp tác xã (có văn bản đề nghị được hỗ trợ bồi dưỡng của hợp tác xã).

- Nội dung hỗ trợ: Bồi dưỡng nâng cao năng lực đối với cán bộ quản lý và thành viên hợp tác xã; nghiên cứu thí điểm mô hình đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp cao đẳng, đại học xuống làm việc ở hợp tác xã có thời hạn để tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý; chi phí đi lại từ trụ sở chính của hợp tác xã đến cơ sở bồi dưỡng (trừ vé máy bay); chi phí mua tài liệu của khóa học, chi phí tổ chức, quản lý lớp học (xây dựng giáo trình, thuê hội trường, thù lao giảng viên, tham quan, khảo sát, chi phí ăn, ở).

- Nguồn kinh phí và mức hỗ trợ: Ngân sách trung ương hỗ trợ 100% kinh phí để thực hiện; Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về mức hỗ trợ và cơ chế tài chính hỗ trợ.

b) Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường

Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia tạo điều kiện cho hợp tác xã tham gia Chương trình nhằm nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, ưu tiên phê duyệt các đề án của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.

Hàng năm, Ban chỉ đạo Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ này, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp.

c) Ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia ưu tiên hỗ trợ hợp tác xã trong hoạt động ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới.

Hàng năm, Bộ Khoa học và Công nghệ báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ này, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp.

d) Thành lập mới, tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã

- Điều kiện, tiêu chí:

+ Tổ chức, cá nhân Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập hợp tác xã hoặc tham gia hợp tác xã (có văn bản đề nghị được hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã).

+ Các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2013 tổ chức lại hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã (có văn bản đề nghị được hỗ trợ tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã).

- Nội dung hỗ trợ:

+ Cung cấp thông tin, tư vấn, tập huấn về quy định pháp luật hợp tác xã trước khi thành lập hợp tác xã cho sáng lập viên hợp tác xã.

+ Tư vấn xây dựng điều lệ, phương án sản xuất kinh doanh; hướng dẫn và thực hiện các thủ tục thành lập, đăng ký và tổ chức hoạt động của hợp tác xã.

+ Tư vấn thực hiện các thủ tục tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012.

- Nguồn kinh phí và mức hỗ trợ:

+ Ngân sách địa phương hỗ trợ 100% kinh phí đối với thành lập mới hợp tác xã, đăng ký thay đổi theo quy định của Luật Hợp tác xã.

+ Ngân sách địa phương hỗ trợ 50% kinh phí đối với việc tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã do chia, tách, hợp nhất, sáp nhập. Phần kinh phí còn lại do hợp tác xã tự trang trải từ nguồn của hợp tác xã hoặc huy động từ những nguồn hợp pháp khác.

+ Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về mức và cơ chế tài chính hỗ trợ.

2. Đối với hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp

Ngoài việc được hưởng các hỗ trợ, ưu đãi trên, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho các thành viên là những cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp còn được hưởng các hỗ trợ, ưu đãi sau:

- Hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng:

+ Ưu tiên các hợp tác xã có quy mô lớn về thành viên, tạo quy mô hàng hóa lớn, sản xuất theo cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị; hợp tác xã hoạt động trên các địa bàn khó khăn.

+ Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng của hợp tác xã phải nhằm mục đích phục vụ sản xuất, kinh doanh chung cho cộng đồng thành viên hợp tác xã, phải thực hiện theo đúng các thủ tục về đầu tư và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Hỗ trợ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh cho cộng đồng thành viên hợp tác xã bao gồm: trụ sở, sân phơi, nhà kho, xưởng sơ chế, chế biến, điện, nước sinh hoạt, chợ, công trình thủy lợi, cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản, cửa hàng vật tư nông nghiệp, giao thông nội đồng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể điều kiện, tiêu chí thụ hưởng.

+ Nguồn và mức hỗ trợ: Ngân sách Trung ương hỗ trợ tối đa 80% tổng mức đầu tư của dự án, hợp tác xã đóng góp tối thiểu 20% tổng mức đầu tư của dự án.

+ Hỗ trợ của nhà nước là tài sản không chia của hợp tác xã, hợp tác xã tự trang trải chi phí cho vận hành, bảo dưỡng công trình sau khi công trình được đưa vào hoạt động; khi hợp tác xã giải thể thì phần giá trị tài sản được hình thành từ khoản hỗ trợ của nhà nước được chuyển vào ngân sách địa phương cùng cấp với cơ quan đăng ký hợp tác xã.

- Hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh: Đối với hợp tác xã khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh được thực hiện theo Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

- Hỗ trợ chế biến sản phẩm: Đối với hợp tác xã được thực hiện theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

4. Thông tư số 15/2016/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn điều kiện và tiêu chí thụ hưởng hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đối với hợp tác xã nông nghiệp

Điều 2. Đối tượng áp dụng: Thông tư này áp dụng đối với các hợp tác xã nông nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho các thành viên có hoạt động sản xuất nông nghiệp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc hưởng hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.

Điều 3. Danh mục các loại kết cấu hạ tầng của hợp tác xã nông nghiệp được hỗ trợ

1. Trụ sở làm việc;

2. Sân phơi, nhà kho, cửa hàng vật tư nông nghiệp;

3. Xưởng sơ chế, chế biến:

a) Xưởng sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp;

b) Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.

4. Công trình điện, nước sinh hoạt, chợ:

a) Hệ thống điện hạ thế phục vụ sản xuất, sơ chế, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp;

b) Công trình nước sinh hoạt gồm khu đầu mối và hệ thống đường ống cấp nước các khu vực trên địa bàn;

c) Chợ đầu mối, đấu giá nông sản.

5. Công trình thủy lợi, giao thông nội đồng trong lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp, diêm nghiệp bao gồm:

a) Cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước, đập dâng, kênh, bể chứa nước, công trình trên kênh và bờ bao các loại, hệ thống cấp nước đầu mối phục vụ tưới tiết kiệm;

b) Đường trục chính giao thông nội đồng, đường ranh cản lửa, đường lâm nghiệp.

6. Công trình kết cấu hạ tầng vùng nuôi trồng thủy, hải sản bao gồm: hệ thống cấp thoát nước đầu mối (ao, bể chứa, cống, kênh, đường ống cấp, tiêu nước, trạm bơm), đê bao, kè, đường giao thông, công trình xử lý nước thải chung đối với vùng nuôi trồng thủy sản; hệ thống phao tiêu, đèn báo ranh giới khu vực nuôi, hệ thống neo lồng bè; nâng cấp và phát triển lồng bè nuôi trồng hải sản tập trung của hợp tác xã nông nghiệp trên biển.

 Điều 4. Điều kiện xét hỗ trợ

1. Điều kiện chung

a) Hợp tác xã nông nghiệp thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13;

b) Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng của hợp tác xã nông nghiệp phải đảm bảo:

Công trình kết cấu hạ tầng đề nghị hỗ trợ phù hợp với nhu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp;

Phù hợp với các quy hoạch liên quan;

Có phương án khai thác, duy tu, bảo dưỡng và kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với công trình kết cấu hạ tầng xin hỗ trợ;

Góp vốn đối ứng theo dự án được phê duyệt nhưng tối thiểu 20% tổng mức đầu tư.

2. Điều kiện ưu tiên

Hợp tác xã nông nghiệp được xét hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo thứ tự ưu tiên như sau:

a) Có hợp đồng liên kết tiêu thụ nông sản với các doanh nghiệp có giá trị tối thiểu 300 triệu đồng/năm;

b) Tổ chức cho các thành viên sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt hoặc được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến hoặc sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm;

c) Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 5. Tiêu chí xét hỗ trợ

1. Hỗ trợ về trụ sở làm việc của hợp tác xã nông nghiệp

a) Chưa có trụ sở và chưa được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để thuê hoặc xây dựng trụ sở làm việc;

b) Trong thời gian 3 năm trước thời điểm đề nghị hỗ trợ, hợp tác xã nông nghiệp phải có ít nhất 1 năm đạt tổng doanh thu tối thiểu là 1,0 tỷ đồng/năm.

2. Hỗ trợ về sân phơi, nhà kho, cửa hàng vật tư nông nghiệp

Trong thời gian 3 năm trước thời điểm đề nghị hỗ trợ, hợp tác xã nông nghiệp phải có ít nhất 1 năm đạt tổng doanh thu tối thiểu là 1,0 tỷ đồng/năm.

3. Hỗ trợ về xưởng sơ chế, chế biến

a) Trong thời gian 3 năm trước thời điểm đề nghị hỗ trợ, hợp tác xã nông nghiệp phải có ít nhất 1 năm đạt tổng doanh thu tối thiểu là 1,0 tỷ đồng/năm.

b) Riêng đối với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung còn phải đảm bảo:

Công suất một ngày đêm của cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung do hợp tác xã đề nghị hỗ trợ phải đạt tối thiểu 400 con gia súc hoặc 4.000 con gia cầm hoặc 200 con gia súc và 2.000 con gia cầm;

Bảo đảm phòng chống dịch bệnh, vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường theo các quy định của pháp luật hiện hành.

4. Hỗ trợ về công trình điện, nước sinh hoạt, chợ đầu mối, đấu giá nông sản

a) Công trình điện: Chưa được hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp từ ngân sách nhà nước;

b) Công trình nước sinh hoạt: Hệ thống cấp nước sinh hoạt phải có quy mô tối thiểu 100 hộ sử dụng nước.

c) Chợ đầu mối, đấu giá nông sản:

Hợp tác xã nông nghiệp được nhận hỗ trợ đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa, nâng cấp chợ đầu mối nông sản phải đáp ứng các quy định tại Điều 4 Thông tư số 24/2014/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với chợ đầu mối, đấu giá nông sản.

5. Hỗ trợ về công trình thủy lợi, giao thông nội đồng trong lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp, diêm nghiệp

a) Công trình thủy lợi nội đồng: Diện tích đất sản xuất do hợp tác xã nông nghiệp đảm nhận cấp nước, tưới hoặc tiêu tối thiểu phải đạt 50 ha; riêng đối với công trình cấp nước đầu mối phục vụ tưới tiết kiệm là 10 ha.

b) Công trình đường trục chính giao thông nội đồng: Vùng sản xuất nơi xây dựng, nâng cấp trục chính giao thông nội đồng phải có diện tích tối thiểu 50 ha; riêng đối với đường lâm nghiệp nội vùng phải có diện tích tối thiểu là 100 ha.

5. Thông tư số 340/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về mức hỗ trợ và cơ chế tài chính hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực của hợp tác xã, thành lập mới hợp tác xã, tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã theo chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015 - 2020

Mục I. Hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực Hợp tác xã

Điều 5. Điều kiện và tiêu chí hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực HTX

Điều kiện, tiêu chí hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực HTX thực hiện theo quy định tại điểm a, khoản 1, Mục III, Điều 1, Quyết định số 2261/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 6. Nội dung và mức hỗ trợ đối với cán bộ quản lý và thành viên của HTX

1. Hỗ trợ một lần tiền vé tàu, xe đi và về (bao gồm cả vé đò, vé phà nếu có) bằng phương tiện giao thông công cộng (trừ máy bay) từ trụ sở chính của HTX đến cơ sở bồi dưỡng. Trường hợp đối tượng đào tạo, bồi dưỡng tự túc phương tiện, hỗ trợ theo mức khoán 1.000 đồng/km.

2. Hỗ trợ kinh phí mua giáo trình, tài liệu trực tiếp phục vụ chương trình khóa học (không bao gồm tài liệu tham khảo);

3. Hỗ trợ 50% chi phí ăn, ở cho đối tượng đào tạo, bồi dưỡng thuộc HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp theo mức chi công tác phí cho cán bộ, công chức do UBND cấp tỉnh quy định. Mức hỗ trợ này phải bảo đảm trong phạm vi dự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng được giao.

4. Trường hợp HTX có trụ sở chính tại vùng điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo: các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng thuộc HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp ngoài các nội dung hỗ trợ tại khoản 1, khoản 2 Điều này, được hỗ trợ 100% tiền ăn, ở theo mức chi công tác phí cho cán bộ, công chức do UBND cấp tỉnh quy định và phải bảo đảm trong phạm vi dự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng được giao; các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng thuộc HTX hoạt động trong lĩnh vực khác được hỗ trợ bằng 50% so với mức hỗ trợ đối với HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp.

Điều 7. Nội dung và mức hỗ trợ tổ chức, quản lý lớp bồi dưỡng nguồn nhân lực HTX

1. Thuê hội trường, phòng học trong những ngày tổ chức lớp bồi dưỡng (trong trường hợp cơ quan, đơn vị không có địa điểm phải thuê hoặc có nhưng không đáp ứng được số lượng học viên), thuê máy chiếu, trang thiết bị trực tiếp phục vụ lớp học.

2. Chi nước uống cho học viên: Mức chi theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản sửa đổi bổ sung (nếu có).

3. Chi mua, in ấn tài liệu phục vụ giảng dạy; chi in ấn chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng; chi khen thưởng học viên; chi mua văn phòng phẩm phục vụ lớp học.

4. Thù lao giảng viên, báo cáo viên; phụ cấp tiền ăn; tiền phương tiện đi lại; thuê phòng nghỉ cho giảng viên: Mức chi theo quy định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và các văn bản sử đổi bổ sung (nếu có).

Trường hợp báo cáo viên là thành viên hội đồng quản trị, giám đốc hợp tác xã đến giảng dạy, chia sẻ kinh nghiệm tại lớp tập huấn: mức thù lao được hưởng tối đa 500.000 đồng/buổi và được thanh toán tiền ăn, chi phí đi lại, thuê phòng nghỉ theo mức chi như đối với báo cáo viên quy định tại khoản này.

5. Chi tổ chức tham quan, khảo sát thực tế thuộc chương trình khóa học:

Trường hợp theo yêu cầu của khóa bồi dưỡng có nội dung tổ chức tham quan, khảo sát, đơn vị tổ chức lớp bồi dưỡng được chi trả tiền thuê xe và các chi phí liên hệ để tổ chức tham quan, khảo sát cho học viên.

Các lớp bồi dưỡng theo chính sách hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực HTX có nội dung tham quan, khảo sát phải nằm trong Kế hoạch hỗ trợ phát triển HTX đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (cấp Bộ phê duyệt đối với Kế hoạch hỗ trợ phát triển HTX của Bộ, UBND cấp tỉnh phê duyệt đối với Kế hoạch hỗ trợ phát triển HTX của tỉnh).

6. Chi biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập: Theo mức chi biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp quy định tại Thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17/6/2009 của Bộ Tài chính quy định về nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và các văn bản sửa đổi bổ sung (nếu có).

7. Phụ cấp tiền ăn, ở, phương tiện đi lại, thuê phòng nghỉ cho ban tổ chức lớp học trong trường hợp phải tổ chức khóa bồi dưỡng ở xa đơn vị bồi dưỡng: Theo mức chi chế độ công tác phí hiện hành quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản sử đổi bổ sung (nếu có).

Điều 8. Hỗ trợ thí điểm mô hình đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở HTX

1. Nội dung hỗ trợ:

HTX có nhu cầu hỗ trợ về lao động có trình độ cao đẳng trở lên để hỗ trợ quản trị, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh phù hợp với lĩnh vực hoạt động chính của HTX được hỗ trợ như sau:

a) Các HTX hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp được hỗ trợ một lần để thuê tối đa 03 lao động có trình độ cao đẳng trở lên về làm việc tại HTX, thời hạn hỗ trợ không quá 36 tháng.

b) Các HTX không hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp được hỗ trợ một lần để thuê 01 lao động có trình độ cao đẳng trở lên về làm việc tại HTX, thời hạn hỗ trợ không quá 36 tháng.

2. Điều kiện hỗ trợ:                                                                                    

a) HTX có phương án sử dụng lao động; ký hợp đồng lao động với người lao động theo quy định của Luật Lao động hiện hành và các văn bản hướng dẫn; có văn bản đề nghị được hỗ trợ.

b) HTX thuộc đối tượng hỗ trợ theo Kế hoạch hỗ trợ phát triển HTX được UBND cấp tỉnh phê duyệt, thuộc Kế hoạch hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực HTX của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

c) Đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kinh phí.

3. Mức hỗ trợ: Mức hỗ trợ tối đa cho một HTX bằng số lượng lao động được hỗ trợ x (nhân) mức lương tối thiểu vùng x (nhân) số tháng được hỗ trợ.

4. Các khoản phải trích nộp theo quy định của pháp luật hiện hành (Ví dụ: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn) do HTX và người lao động chi trả theo quy định.

Mục II. Hỗ trợ thành lập mới, tổ chức lại hoạt động của HTX

Điều 9. Nội dung, điều kiện, tiêu chí hỗ trợ thành lập mới, tổ chức lại hoạt động của HTX

Nội dung, điều kiện, tiêu chí hỗ trợ thành lập mới, tổ chức lại hoạt động của HTX thực hiện theo quy định tại Điểm d, khoản 1, Mục III Điều 1 Quyết định số 2261/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 10. Mức hỗ trợ thành lập mới HTX

1. Hỗ trợ kinh phí tổ chức các lớp tập huấn, cung cấp thông tin, tư vấn về quy định của pháp luật về HTX cho các sáng lập viên HTX trước khi thành lập.

a) Chi tổ chức các lớp tập huấn tập trung:

- Thù lao giảng viên, báo cáo viên, phụ cấp tiền ăn, tiền phương tiện đi lại, thuê phòng nghỉ cho giảng viên: Mức chi theo quy định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và các văn bản sửa đổi bổ sung (nếu có);

- Chi nước uống cho học viên: Mức chi theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản sửa đổi bổ sung (nếu có);

- Chi mua, in ấn tài liệu và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc tổ chức lớp: theo hóa đơn, chứng từ chi hợp pháp, hợp lệ.

b) Chi thông tin tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về HTX: mức chi theo hóa đơn, chứng từ chi hợp pháp, hợp lệ và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Hỗ trợ kinh phí tư vấn xây dựng điều lệ, phương án sản xuất kinh doanh, hướng dẫn và thực hiện các thủ tục thành lập, đăng ký và tổ chức hoạt động của HTX.

a) Đối với hướng dẫn viên, cộng tác viên không phải là cán bộ, công chức:

- Thù lao: 30.000 đồng/1 giờ hướng dẫn trực tiếp;

- Chi phí đi lại: Tối đa 30.000 đồng/1 ngày trong trường hợp đi, về trong ngày. Trường hợp đi tư vấn ở xa, phải nghỉ lại thì được thanh toán chế độ công tác phí như đối với cán bộ công chức đi công tác theo quy định.

b) Đối với cán bộ công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn:

Bồi dưỡng: 30.000 đồng - 70.000 đồng/1 buổi hướng dẫn trực tiếp (01 buổi tính bằng 04 giờ làm việc). Trường hợp đi tư vấn ở xa, phải nghỉ lại thì được thanh toán chế độ công tác phí như đối với cán bộ công chức đi công tác theo quy định.

Điều 11. Mức chi hỗ trợ thực hiện các thủ tục tổ chức lại hoạt động của HTX theo Luật HTX

1. Trường hợp đăng ký thay đổi theo quy định của Luật HTX thì HTX được hưởng các chính sách hỗ trợ như đối với chính sách hỗ trợ thành lập mới HTX quy định tại Điều 10 Thông tư này.

2. Trường hợp đăng ký do tiến hành sáp nhập, hợp nhất, chia, tách HTX, liên hiệp HTX thì HTX được hỗ trợ 50% kinh phí như đối với thành lập mới HTX theo quy định tại quy định tại Điều 10 Thông tư này.

   

6. Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27 tháng 04 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020

I. Mục tiêu

Để đến năm 2020 đạt được mục tiêu 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp có hiệu quả cần tập trung thực hiện:

1. Đối với hợp tác xã:

a) Duy trì, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của khoảng 4.400 hợp tác xã nông nghiệp đã được phân loại và đánh giá là có hiệu quả năm 2017. Thực hiện việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao để có trên 1.500 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp;

b) Nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp yếu, kém để phấn đấu có trên 5.400 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả (trong tổng số hơn 6.400 hợp tác xã nông nghiệp yếu kém hiện nay);

c) Thành lập mới và tạo điều kiện cho 5.200 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả.

2. Đối với liên hiệp hợp tác xã: Xây dựng các mô hình điểm về liên hiệp hợp tác xã. Phấn đấu có trên 50 liên hiệp hợp tác xã hoạt động hiệu quả.

II. Nhiệm vụ

1. Củng cố nâng cao hiệu quả các hợp tác xã nông nghiệp

a) Duy trì, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp đã được đánh giá là có hiệu quả: Tập trung chỉ đạo rà soát các hợp tác xã nhằm nâng cao chất lượng phương án sản xuất kinh doanh; tiếp cận với các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước và nguồn vốn vay tín dụng; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản trị, sản xuất (trong đó có thí điểm đưa cán bộ về hợp tác xã và đưa đi đào tạo tại nước ngoài); tăng cường liên kết với các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm.

b) Tập trung triển khai các mô hình hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp: Triển khai mạnh việc xây dựng các mô hình hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Xác định sản phẩm ứng dụng công nghệ cao theo Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số1895/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020; Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư và hỗ trợ theo cơ chế, chính sách được quy định tại các Quyết định hiện hành, trên cơ sở đó lựa chọn các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả để hỗ trợ tham gia ứng dụng công nghệ cao, phấn đấu đến năm 2020 có trên 1.500 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

c) Nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp yếu, kém để đạt tiêu chí có hiệu quả: Tập trung chỉ đạo giúp các hợp tác xã xây dựng phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả; tích cực giải quyết khó khăn để giúp các hợp tác xã tiếp cận được với các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước và nguồn vốn vay tín dụng; đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản trị, sản xuất (trong đó có thí điểm đưa cán bộ về hợp tác xã); chỉ đạo quyết liệt để phát triển các mối tiên kết giữa hợp tác xã với doanh nghiệp để đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

2. Xử lý dứt điểm việc giải thể, chuyển đổi sang loại hình khác đối với các hợp tác xã đã ngừng hoạt động

Lựa chọn những nơi thực hiện có hiệu quả việc giải thể hợp tác xã đã ngừng hoạt động để tập trung đánh giá phương pháp, cách làm, từ đó chỉ đạo các địa phương nghiên cứu vận dụng. Năm 2018, giải thể xong các hợp tác xã đã ngừng hoạt động.

3. Thành lập mới và tạo điều kiện cho các hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả

a) Lựa chọn các ngành hàng chủ lực của quốc gia và địa phương để thúc đẩy việc thành lập hợp tác xã chuyên ngành nhằm tổ chức lại sản xuất trong từng ngành hàng: Lĩnh vực trồng trọt tập trung vào sản xuất lúa gạo chất lượng cao ở Đồng bằng sông Cửu Long và các khu vực có điều kiện khác; cây công nghiệp ở 25 tỉnh trồng mía đường, 10 tỉnh trồng cà phê, 28 tỉnh trồng chè và một số tỉnh trồng điều, hồ tiêu; 40 tỉnh có diện tích trồng cây ăn quả lớn; cây rau ở những vùng chuyên canh. Phát triển hợp tác xã chăn nuôi đại gia súc (thịt, sữa) ở các tỉnh có đầu đàn gia súc lớn, hợp tác xã chăn nuôi lợn, gia cầm (thịt, trứng) ở các tỉnh có đầu đàn lớn, hợp tác xã nuôi trồng thủy sản ở các vùng sản xuất tập trung; đánh bắt thủy sản ở 28 tỉnh có hoạt động khai thác; lâm nghiệp ở các tỉnh có rừng; diêm nghiệp ở 21 tỉnh có hoạt động sản xuất muối.

b) Phát triển hợp tác xã với sản phẩm đặc trưng làng, xã theo lợi thế của các vùng miền: Các tỉnh lựa chọn những những sản phẩm đặc thù cho làng xã ở các vùng miền có giá trị như lâm sản, dược liệu, các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi chất lượng cao ở khu vực miền núi; các loại rau, quả ở khu vực đồng bằng để xây dựng quy hoạch và cơ chế, chính sách để hỗ trợ phát triển. Trên cơ sở đó củng cố các hợp tác xã đã có và vận động thành lập các hợp tác xã mới.

4. Phát triển liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp

Trên cơ sở đánh giá hoạt động của liên hiệp hợp tác xã có hiệu quả để có giải pháp củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động các liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hiện có; đồng thời thành lập thêm trên 20 liên hiệp hợp tác xã ở một số lĩnh vực và duy trì hoạt động có hiệu quả trong giai đoạn 2018-2020 gắn với sản phẩm chủ lực của địa phương. Lựa chọn một số hợp tác xã có cùng loại hình sản xuất hoặc các hợp tác xã có loại hình sản xuất khác nhau nhưng hỗ trợ có hiệu quả cho nhau trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như: hợp tác xã sản xuất; hợp tác xã dịch vụ đầu vào, đầu ra để hướng dẫn, vận động và giúp đỡ thành lập liên hiệp hợp tác xã theo luật. Phấn đấu mỗi tỉnh có sản xuất nông sản hàng hóa phát triển có ít nhất 01 liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

III. Giải pháp

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về đổi mới, phát triển hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã đối với hệ thống cán bộ trong bộ máy quản lý nhà nước và toàn xã hội nhằm thúc đẩy mạnh mẽ phát triển hợp tác xã nông nghiệp có hiệu quả trong thời gian tới với nội dung và phương thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng…

2. Hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách đối với hợp tác xã nông nghiệp

a) Về thể chế: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn về trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp. Trên cơ sở đó kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy và đổi mới phương thức hoạt động quản lý nhà nước về hợp tác xã nông nghiệp từ Trung ương đến các cấp địa phương để hoạt động có hiệu quả.

b) Về cơ chế, chính sách: Tiếp tục rà soát, sửa đổi cơ chế, chính sách đã ban hành; bổ sung để hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ hợp tác xã và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Tạo sự đột phá mạnh mẽ về cơ chế chính sách để thu hút các doanh nghiệp lớn làm đầu tàu tham gia liên kết cùng hợp tác xã tổ chức sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản trên các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhằm tạo động lực mới để chuyển đổi hoàn toàn hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ; củng cố, duy trì, phát triển hợp tác xã kiểu mới với các phương thức, quy mô hoạt động, mô hình tổ chức phù hợp gắn với trình độ phát triển của các trục ngành hàng lớn theo các cấp độ sản phẩm trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên các vùng, miền sinh thái của cả nước,

3. Đổi mới phương thức hoạt động... Rà soát, đánh giá kỹ, đầy đủ, sâu sắc các nhóm mô hình hợp tác xã để có các giải pháp phù hợp, đặc biệt trong công tác quản trị, định hướng phát triển và tổ chức hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp đảm bảo hiệu quả, bền vững. Chú trọng vấn đề tổ chức, nhân sự để chọn được người đứng đầu các cấp trong hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hợp tác xã và người đứng đầu hợp tác xã có tâm huyết, ý chí vươn lên, tự giác, khát vọng khởi nghiệp.

4. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý nhà nước và hợp tác xã, trong đó đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã, thành viên, người sáng lập khởi nghiệp các hợp tác xã nhằm trang bị kiến thức đảm bảo các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.

5. Xây dựng các dự án, kế hoạch ưu tiên để phát triển các hợp tác xã:

a) Hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ nông sản;

b) Liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp với các doanh nghiệp;

c) Tổ chức lại, tái cơ cấu các hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả thấp ở khu vực Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ;

d) Thành lập và tổ chức hoạt động của định chế tài chính.

6. Huy động nguồn lực để hỗ trợ có hiệu quả cho hợp tác xã nông nghiệp.

7. Văn bản số 2367/BKHĐT-HTX ngày 13 tháng 4 năm 2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cho hợp tác xã nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới

Để có cơ sở tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ các hợp tác xã nhằm hoàn thành chỉ tiêu 13.1 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị UBND tỉnh báo cáo:

1. Tình hình bố trí, phân bổ các nguồn vốn hỗ trợ phát triển hợp tác xã tại địa phương giai đoạn 2016-2018 (vốn ngân sách Trung ương bố trí theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, vốn ngân sách địa phương, các nguồn vốn khác).

2. Đề xuất các dự án hỗ trợ hợp tác xã theo tiêu chí như sau:

(1). Nội dung hỗ trợ đầu tư: Phù hợp với Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020; Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg ngày 22/4/2017 về ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 và các văn bản có liên quan.

(2). Nguyên tắc, tiêu chí ưu tiên hỗ trợ đầu tư:

- Tập trung ưu tiên hỗ trợ đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất các hợp tác xã nông nghiệp thành lập, tổ chức hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13; Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo cụm liên kết ngành, tạo chuỗi giá trị bền vững cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương; hợp tác xã có quy mô thành viên lớn.

- Các địa phương chủ động lựa chọn các hạng mục đầu tư phù hợp theo quy định tại mục 2 phần III, Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 quy định về hỗ trợ, ưu đãi về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đối với hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp. Trong đó, ưu tiên đầu tư để xây dựng dự án đầu tư với các đối tượng hỗ trợ cụ thể sau:

+ Xưởng sơ chế, chế biến sản phẩm nông sản; Kho lạnh để bảo quản sản phẩm hàng hóa; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung;

+ Công trình kết cấu hạ tầng vùng nuôi trồng thủy, hải sản (ao, bể chứa, cống, kênh, đường ống cấp, tiêu nước, trạm bơm); công trình xử lý nước thải chung của khu nuôi trồng tập trung;         

+ Công trình thủy lợi (Kênh tưới, kênh tiêu chính, trạm bơm phục vụ khu sản xuất tập trung); giao thông nội đồng trong lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp, diêm nghiệp; đường giao thông trục chính vào khu sản xuất;

+ Công trình điện hạ thế phục vụ sản xuất, sơ chế, chế biến nông sản;

(3). Mỗi địa phương đề xuất từ 1-2 dự án.

- Các địa phương xây dựng dự án theo hướng mỗi dự án gồm nhiều hợp phần (hạng mục), đảm bảo đúng đối tượng được hỗ trợ (theo Thông tư số 15/2015/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn điều kiện và tiêu chí thụ hưởng hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đối với hợp tác xã nông nghiệp); mỗi hợp phần hỗ trợ 01 hoặc một số hợp tác xã.

-  Các địa phương sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các dự án, cũng như các hợp phần, hạng mục trong từng dự án, đồng thời có sơ bộ dự toán cụ thể đối với các hợp phần, hạng mục.

(4). Định mức hỗ trợ:

- Theo quy định tại Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014, ngân sách trung ương hỗ trợ mỗi hạng mục tối đa 80% tổng mức đầu tư của dự án, ngân sách địa phương, ngân sách hợp tác xã, các nguồn ngân sách hợp pháp khác chiếm tối thiểu 20% tổng mức đầu tư của dự án; phù hợp với định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho các hạng mục của chương trình do Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành. Các địa phương, hợp tác xã có cam kết bố trí đủ số vốn này tại văn bản đăng ký nhu cầu.

- Tổng nhu cầu các địa phương đăng ký ngân sách trung ương hỗ trợ không quá 50 tỷ đồng/địa phương.

* Theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 07/5/2018 UBND tỉnh ban hành Văn bản số 1460/UBND-KTTH về việc đăng ký tham gia dự án đầu tư hỗ trợ HTX nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 phục vụ Chương trình XDNTM.

8. Văn bản số 3626/BKHĐT-HTX ngày 31 tháng 5 năm 2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2016 - 2020 trong chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới

1. Đối với hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực: Thực hiện theo nội dung đã được quy định tại điểm a khoản 1 phần III Quyết định số 2261/QĐ-TTg, trong đó lưu ý một số điểm sau:

1.1. Về đối tượng hỗ trợ: Cán bộ quản lý hợp tác xã và thành viên hợp tác xã. Cán bộ quản lý hợp tác xã bao gồm: Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị, các thành viên Ban Giám đốc (tổng giám đốc), kế toán trưởng, ban kiểm soát (kiểm soát viên), cán bộ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ của hợp tác xã và các chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ của hợp tác xã.

1.2. Về lập Kế hoạch bồi dưỡng và nguồn kinh phí: Việc lập kế hoạch bồi dưỡng, nguồn kinh phí, mức hỗ trợ và cơ chế tài chính thực hiện theo quy định tại Thông tư số 340/TT-BTC ngày 29/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về mức hỗ trợ và cơ chế tài chính hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực của hợp tác xã, thành lập mới hợp tác xã, tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã theo Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020.

Các Bộ, ngành, hiệp hội Trung ương và địa phương căn cứ nhu cầu thực tế của các hợp tác xã tại ngành, địa phương mình xây dựng chương trình, thời gian, hình thức tổ chức bồi dưỡng cho phù hợp, đáp ứng tối đa nhu cầu của các hợp tác xã.

2. Đối với hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

2.1. Về tiêu chí, điều kiện được hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 15/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn điều kiện và tiêu chí thụ hưởng hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đối với hợp tác xã nông nghiệp.

2.2. Về danh mục các loại kết cấu hạ tầng được hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 15/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2016 hướng dẫn điều kiện và tiêu chí thụ hưởng hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đối với hợp tác xã nông nghiệp. Các Bộ, ngành, hiệp hội Trung ương và địa phương căn cứ điều kiện thực tế tại cơ sở, ưu tiên hỗ trợ các dự án đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh cho cộng đồng thành viên hợp tác xã nông nghiệp theo thứ tự như sau:

(1) Xưởng sơ chế, chế biến:

- Xưởng sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp;

- Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.

(2) Công trình kết cấu hạ tầng vùng nuôi trồng thủy, hải sản bao gồm: hệ thống cấp thoát nước đầu mối (ao, bể chứa, cống, kênh, đường ống cấp, tiêu nước, trạm bơm), đê bao, kè, đường giao thông, công trình xử lý nước thải chung đối với vùng nuôi trồng thủy sản; hệ thống phao tiêu, đèn báo ranh giới khu vực nuôi, hệ thống neo lồng bè; nâng cấp và phát triển lồng bè nuôi trồng hải sản tập trung của hợp tác xã nông nghiệp trên biển.

(3) Công trình thủy lợi, giao thông nội đồng trong lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp, diêm nghiệp bao gồm:

- Cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước, đập dâng, kênh, bể chứa nước, công trình trên kênh và bờ bao các loại, hệ thống cấp nước đầu mối phục vụ tưới tiết kiệm.

- Đường trục chính giao thông nội đồng, đường ranh cản lửa, đường lâm nghiệp.

(4) Công trình điện, nước sinh hoạt, chợ :

- Hệ thống điện hạ thế phục vụ sản xuất, sơ chế, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp;

- Công trình nước sinh hoạt gồm khu đầu mối và hệ thống đường ống cấp nước các khu vực trên địa bàn;

- Chợ đầu mối, đấu giá nông sản.

(5) Sân phơi, nhà kho, cửa hàng vật tư nông nghiệp.

(6) Trụ sở làm việc.

2.3. Về nguồn kinh phí và mức hỗ trợ: Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách từng địa phương và số kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức hỗ trợ cụ thể của ngân sách nhà nước, đảm bảo mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương không quá 80% tổng mức đầu tư dự án; hợp tác xã đóng góp tối thiểu 20% tổng mức đầu tư của dự án theo đúng quy định tại Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

 Việc lập dự án phải tuân theo đúng quy định của cấp có thẩm quyền về tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế, định mức, đơn giá của từng loại công trình.

2.4. Về quy trình lập kế hoạch đầu tư: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2017/TT-BKHĐT ngày 14/02/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn quy trình lập kế hoạch đầu tư cấp xã thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

2.5. Về bàn giao quản lý, khai thác công trình: Sau khi nghiệm thu, Ban quản lý xã bàn giao công trình cho các hợp tác xã để quản lý, sử dụng, bảo trì. Công trình này sẽ là tài sản không chia của hợp tác xã, hợp tác xã phải tự trang trải chi phí cho vận hành, duy tu, bảo dưỡng theo đúng quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo phát huy hiệu quả theo thiết kế; khi hợp tác xã giải thể thì phần giá trị tài sản được hình thành từ khoản hỗ trợ của nhà nước được chuyển vào ngân sách địa phương cùng cấp với cơ quan đăng ký hợp tác xã.    

9. Văn bản số 7602/BTC-HCSN ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27 tháng  04 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020

1. Các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án quỵ định tại Quyết định số 461/QĐ- TTg ngày 27/4/2018 là những nội dung trong hoạt động thường xuyên của các cơ quan (như công tác tuyên truyền, hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách, đào tạo bồi dưỡng,- tăng cường công tác phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Với các Bộ, ngành Trung ương và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, chính quyền địa phương trong phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp...). Do đó, đề nghị các Bộ, cơ quan Trung ương, cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai theo các quy định hiện hành có liên quan.

2. Nguồn kinh phí thực hiện

 Nguồn kinh phí hỗ trợ của nhà nước theo chính sách được huy động từ: Hỗ trợ phát triển hợp tác xã tại Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 22/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế và phòng chống giảm nhẹ thiên tai và ổn định đời sống dân cư theo Quyết định số 932/QĐ-TTg ngày 28/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình khuyến nông quốc gia hỗ trợ cho đào tạo và ứng dụng công nghệ cao; nguồn thủy lợi phí của nhà nước dành cho các hợp tác xã tham gia hoạt động quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng theo quy định của Luật Thủy lợi; nguồn hỗ trợ cho họp tác xã từ các chính sách hỗ trợ trồng và bảo vệ rừng, phát triến thủy sản...

- Huy động các nguồn lực từ các tổ chức quốc tế; nguồn vốn vay từ các Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã, Quỹ hỗ trợ nông dân, các tổ chức tín dụng; nguồn vốn của doanh nghiệp và vốn đối ứng của các hợp tác xã.

3. Việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Quyết định số 461/QĐ-TTg được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dân thực hiện. Trường hợp kinh phí được lồng ghép trong các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình mục tiêu, Chương trình, dự án khác có hướng dẫn riêng thì thực hiện theo quy định tại các văn bản này và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có), như Thông tư số 43/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ Tài chính quỵ định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020; Thông tư số 340/2016/TT-BTC ngày 29/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về mức hỗ trợ và cơ chế tài chính hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực của Hợp tác xã, thành lập mới Hợp tác xã, tổ chức lại hoạt động của Hợp tác xã theo Chương trình hỗ trợ phát triển Hợp tác xã giai đoạn 2015- 2020...

10. Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, ngày 09 tháng 06 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

1. Đối tượng áp dụng: Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên địa bàn nông thôn hoặc tham gia sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

2. Ưu đãi được hưởng

- Chính sách hỗ trợ của Nhà nước: Chính phủ có chính sách khuyến khích cho vay nông nghiệp, nông thôn thông qua hỗ trợ nguồn vốn, sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, chính sách xử lý rủi ro trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và các chính sách khác trong từng thời kỳ.

- Một số ưu đãi hiện đang được hưởng:

+ Lãi suất cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn ở mức thấp hơn cho vay thông thường: Hiện nay lãi suất cho vay ngắn hạn từ 6 - 7,5%/năm; lãi suất cho vay trung, dài hạn từ 9 - 12%/năm.

+ Được xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa đến 3 tỷ đồng.

+ Được xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ và cho vay mới trong trường hợp chưa trả nợ đúng hạn do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng.

+ Được xem xét khoanh nợ không tính lãi/hoặc xóa nợ trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng.

+ Được tổ chức tín dụng xem xét áp dụng các biện pháp hỗ trợ khác như miễn, giảm lãi vay, ưu tiên thu nợ gốc trước, thu lãi sau, …

3. Thủ tục hồ sơ vay vốn: Thủ tục, hồ sơ cho vay thực hiện theo quy định của từng tổ chức tín dụng. Các HTX khi tiếp cận vay vốn sẽ được cán bộ tín dụng hướng dẫn, hỗ trợ cụ thể, chi tiết, phù hợp với nhu cầu về vốn của từng dự án, phương án sản xuất kinh doanh của các HTX.

4. Địa chỉ nơi tiếp nhận ban đầu: Tiếp nhận hồ sơ, thủ tục tại các điểm giao dịch của các tổ chức tín dụng.

5. Thời gian giải quyết: Theo từng nhu cầu vay vốn. Tối đa là 7 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị vay vốn ngắn hạn và tối đa là 10 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị vay vốn trung, dài hạn.

11. Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 07 năm 2015 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm

1. Đối tượng áp dụng: Hợp tác xã, tổ hợp tác sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số.

2. Ưu đãi được hưởng

- Được vay ưu đãi tối đa đến 1 tỷ đồng/một dự án tạo việc làm và không quá 50 triệu đồng/một lao động được tạo việc làm.

- Thời hạn vay tối đa đến 60 tháng.

- Lãi suất cho vay bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo theo từng thời kỳ (hiện tại đang áp dụng là 3,3%/năm).

3. Thủ tục thành phần hồ sơ

- Dự án vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án;

- Bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, hợp đồng hợp tác, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;

- Bản sao giấy tờ chứng minh đối tượng ưu tiên quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 12 của Luật Việc làm (nếu có);

4. Địa chỉ nơi tiếp nhận ban đầu: Tiếp nhận hồ sơ, thủ tục tại các địa điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội.

5. Thời gian giải quyết: Tối đa là 15 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị vay vốn của Hợp tác xã.

12. Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp

a. Hỗ trợ lãi suất vốn vay thương mại đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn bằng đồng Việt Nam để mua máy, thiết bị nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp

1. Đối tượng áp dụng: Tổ chức (trong đó có hợp tác xã) và cá nhân

2. Điều kiện hỗ trợ:

- Các hợp tác xã phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đối tượng trực tiếp sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt, chế biến nông sản, thủy sản; dịch vụ cơ giới nông nghiệp;

- Các loại máy, thiết bị phải là máy, thiết bị mới, chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

3. Ưu đãi được hưởng

 - Mức vay tối đa để mua các loại máy, thiết bị bằng 100% giá trị hàng hóa.

- Hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay trong hai năm đầu, 50% trong năm thứ ba.

4. Thủ tục thành phần hồ sơ: Thủ tục, hồ sơ cho vay thực hiện theo quy định của từng tổ chức tín dụng. Các HTX khi tiếp cận vay vốn sẽ được cán bộ tín dụng hướng dẫn, hỗ trợ cụ thể, chi tiết, phù hợp với nhu cầu về vốn của từng dự án, phương án sản xuất kinh doanh của các HTX.

 5. Địa chỉ nơi tiếp nhận ban đầu: Tiếp nhận hồ sơ, thủ tục tại các địa điểm giao dịch của các tổ chức tín dụng.

6. Thời gian giải quyết theo từng nhu cầu vay vốn. Tối đa là 7 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị vay vốn ngắn hạn và tối đa là 10 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị vay vốn trung, dài hạn.

b. Hỗ trợ đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn bằng đồng Việt Nam để thực hiện các dự án đầu tư dây chuyền máy, thiết bị giảm tổn thất trong nông nghiệp (bao gồm cả nhà xưởng); các dự án chế tạo máy, thiết bị sản xuất nông nghiệp

1. Đối tượng áp dụng. Tổ chức (trong đó có hợp tác xã) và các nhân

2. Điều kiện được hưởng hỗ trợ:

 - Các hợp tác xã phải có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Các dự án đầu tư chưa được hưởng hỗ trợ từ các chính sách khác.

3. Ưu đãi được hưởng

- Hỗ trợ phần chênh lệch giữa lãi suất thương mại và lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

- Mức vay tối đa bằng 70% giá trị của dự án.

- Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của dự án nhưng không quá 12 năm.

4. Thủ tục thành phần hồ sơ: Thủ tục, hồ sơ cho vay thực hiện theo quy định của từng tổ chức tín dụng. Các HTX khi tiếp cận vay vốn sẽ được cán bộ tín dụng hướng dẫn, hỗ trợ cụ thể, chi tiết, phù hợp với nhu cầu về vốn của từng dự án, phương án sản xuất kinh doanh của các HTX.

5. Địa chỉ nơi tiếp nhận ban đầu: Tiếp nhận hồ sơ, thủ tục tại các địa điểm giao dịch của các tổ chức tín dụng.

6. Thời gian giải quyết theo từng nhu cầu vay vốn: Tối đa là 7 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị vay vốn ngắn hạn và tối đa là 10 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị vay vốn trung, dài hạn.

13. Quyết định số 813/QĐ-NHNN ngày 24 tháng 4 năm 2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP, ngày 07/3/2017 của Chính phủ

1. Đối tượng hưởng ưu đãi: Pháp nhân (trong đó có HTX) và cá nhân.

2. Điều kiện được hưởng ưu đãi, hỗ trợ:

Hợp tác xã có nhu cầu vay vốn để thực hiện dự án, phương án sản xuất - kinh doanh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch quy định tại Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN, ngày 14/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Ưu đãi được hưởng:

- Lãi suất cho vay thấp hơn từ 0,5%/năm đến 1,5%/năm so với mức lãi suất cho vay thông thường cùng kỳ hạn của ngân hàng thương mại.

- Ngân hàng thương mại và khách hàng thỏa thuận việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay; khách hàng vay vốn theo chương trình được sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản đảm bảo cho khoản vay theo quy định của pháp luật.

- Khách hàng khó khăn trong việc trả nợ vay do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng được ngân hàng thương mại chủ động xem xét: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ để phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng; Cho vay mới để phục hồi sản xuất - kinh doanh đối với khách hàng có dự án, phương án sản xuất – kinh doanh khả thi.

- Được xem xét thực hiện các biện pháp hỗ trợ khác (bao gồm cả miễn, giảm lãi vay, lãi quá hạn; ưu tiên thu nợ gốc trước thu nợ lãi sau) nhằm giúp khách hàng khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh.

4. Thủ tục thành phần hồ sơ: Thủ tục, hồ sơ cho vay thực hiện theo quy định của từng tổ chức tín dụng. Các HTX khi tiếp cận vay vốn sẽ được cán bộ tín dụng hướng dẫn, hỗ trợ cụ thể, chi tiết, phù hợp với nhu cầu về vốn của từng dự án, phương án sản xuất kinh doanh của các HTX.

5. Địa chỉ nơi tiếp nhận ban đầu: Tiếp nhận hồ sơ, thủ tục tại các địa điểm giao dịch của các tổ chức tín dụng.

6. Thời gian giải quyết: Thời gian giải quyết theo từng nhu cầu vay vốn. Tối đa là 7 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị vay vốn ngắn hạn và tối đa là 10 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị vay vốn trung, dài hạn.

II. Luật Đất đai số 23/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013

 Điều 110. Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

- Điểm e khoản 1 Điều 110 quy định: “1. Việc miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

e) Sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng trụ sở, sân phơi, nhà kho; xây dựng các cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối đối với hợp tác xã nông nghiệp”.

1. Nghị quyết số 28/2016/QH14 ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn thuế, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp

- Tại Khoản 4, Điều 1, Quy định: Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp và các đơn vị khác đang trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp.

2. Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước

Hợp tác xã có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có nhu cầu sử dụng đất quy định tại Điều 2 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 được hưởng các ưu đãi sau:

- Tại Điểm g, khoản 1 Điều 19 quy định: “1. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê trong các trường hợp sau:

g) HTX nông nghiệp sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng trụ sở hợp tác xã, sân phơi, nhà kho; xây dựng các cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối”.

- Khoản 9 Điều 19 quy định “9. Miễn tiền thuê đất đến hết năm 2020 đối với diện tích đất nông nghiệp trong hạn mức theo quy định của pháp luật cho từng vùng đối với hộ nông dân, hộ nông trường viên, xã viên hợp tác xã nông nghiệp nhận giao khoán của doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp nay phải chuyển sang thuê đất và ký hợp đồng thuê đất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đất đai”.

- Điểm a, b, c khoản 1 Điều 20 quy định: “1. Giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước trong các trường hợp sau:

a) Hợp tác xã thuê đất để làm mặt bằng sản xuất kinh doanh được giảm 50% tiền thuê đất;

b) Thuê đất, thuê mặt nước để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối mà bị thiên tai, hỏa hoạn làm thiệt hại dưới 40% sản lượng được xét giảm tiền thuê tương ứng; thiệt hại từ 40% trở lên thì được miễn tiền thuê đối với năm bị thiệt hại.

c) Thuê đất, thuê mặt nước để sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh mà không phải là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối hoặc không phải trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này khi bị thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất khả kháng thì được giảm 50% tiền thuê đất, mặt nước trong thời gian ngừng sản xuất kinh doanh.

- Khoản 3 Điều 20 quy định: “3. Việc giảm tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thực hiện theo quy định của Chính phủ về ưu đãi đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn”.

3. Nghị định số 135/2016/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước

- Tại Điểm 8, khoản 6 Điều 3 quy định: Việc miễn tiền thuê đất đối với dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thực hiện theo quy định của Chính phủ về ưu đãi đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn và được miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

4. Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước

- Điều 13. Giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước trong một số trường hợp

1. Việc giảm tiền thuê đất đối với hợp tác xã quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP được áp dụng cho toàn bộ thời gian thuê đất.

2. Việc giảm tiền thuê đất để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối mà bị thiên tai, hoả hoạn làm thiệt hại theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP được thực hiện như sau:

a) Nếu thiệt hại dưới 40% sản lượng, được xét giảm tiền thuê đất theo tỷ lệ % tương ứng với tỷ lệ % thiệt hại.

b) Nếu thiệt hại từ 40% sản lượng trở lên, được xét miễn tiền thuê đất đối với năm bị thiệt hại.

Tỷ lệ % sản lượng thiệt hại được căn cứ theo sản lượng thu hoạch của vụ thu hoạch trong điều kiện sản xuất bình thường của vụ sản xuất liền kề trước đó hoặc của vụ thu hoạch gần nhất sản xuất trong điều kiện bình thường trước đó và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.

III. Luật Quản lý thuế

1. Đối tượng áp dụng

- Tất cả các Doanh nghiệp, Hợp tác xã khi thực hiện dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh đều được ưu đãi về thuế và tiền thuê đất theo Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Thuế và các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Tài chính.

Các dự án đầu tư được UBND tỉnh phê duyệt chấp thuận chủ trương đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định giao đất, cho thuê đất; cơ quan Thuế sẽ căn cứ hồ sơ dự án để áp dụng miễn, giảm về thuế và các khoản thu về đất theo quy định.

2. Về mức ưu đãi một số lĩnh vực đang áp dụng, như sau:

- Theo Luật Quản lý thuế, Luật Quản lý thuế sửa đổi, bổ sung; Luật thuế GTGT; Luật thuế TNDN; thuế tài nguyên; Luật Đầu tư;

- Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật thuế GTGT; Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; Nghị quyết số 28/2016/QH14 ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn thuế, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp; Quyết định số 42/20152/QĐ-TTg ngày 08/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ V/v hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.

- Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Bộ Tài chính, Hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Điều 8. Thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thực hiện ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp.

- Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài chính, Hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều Luật thuế giá trị gia tăng: Điều 4. Đối tượng không chịu thuế: Sản phẩm trồng trọt,chăn nuôi, thủy sản, chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.

 

- Thông tư số 152/2015/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Bộ Tài chính, hướng dẫn về thuế tài nguyên: Khoản 5, Điều 10 quy định “5. Miễn thuế tài nguyên đối với đất do tổ chức, cá nhân được giao, được thuê khai thác và sử dụng tại chỗ trên diện tích đất được giao, được thuê; đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, đê điều”.

3. Thủ tục, hồ sơ ưu đãi miễn, giảm thuế.

3.1. Hồ sơ miễn thuế, giảm các khoản thu về đất đai.

- Văn bản đề nghị miễn, giảm (trong đó ghi rõ: Diện tích đất, thời hạn; lý do miễn và thời gian miễn, giảm): 01 bản chính;

- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định chủ trương đầu tư (trừ trường hợp thuộc đối tượng không phải cấp các loại giấy tờ này theo pháp luật về đầu tư): 01 bản sao;

- Dự án đầu tư được phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư (trừ trường hợp thuộc đối tượng được cấp các loại giấy tờ Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định chủ trương đầu tư theo pháp luật về đầu tư): 01 bản sao;

- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật: 01 bản sao.

- Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: 01 bản sao.

3.2. Hồ sơ miễn thuế, giảm thuế các loại thuế khác 

- Trường hợp người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được miễn thuế, giảm thuế, hồ sơ gồm có: 

+ Tờ khai thuế; 

+ Tài liệu liên quan đến việc xác định số thuế được miễn, giảm. 

- Trường hợp cơ quan quản lý thuế quyết định miễn thuế, giảm thuế thì hồ sơ miễn thuế, giảm thuế gồm có: 

+ Văn bản đề nghị miễn thuế, giảm thuế trong đó nêu rõ loại thuế đề nghị miễn, giảm; lý do miễn thuế, giảm thuế; số tiền thuế được miễn, giảm;

+  Tài liệu liên quan đến việc xác định số thuế được miễn, giảm. 

 4. Thời gian giải quyết hồ sơ.

Khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Thuế thực hiện cải cách TTHC rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ so với thời gian quy định chung của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế ban hành, như: Đối với giải quyết miễn, giảm thuế thực hiện tối đa 20 ngày (theo quy định 30 ngày); kiểm tra trước hoàn thuế thực hiện tối đa 30 ngày (theo quy định 40 ngày); Giải quyết thủ tục hành chính về Miễn, giảm thu tiền sử dụng đất và Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước, thời hạn giải quyết hồ sơ: Là 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (giảm 5 ngày, từ 15 ngày xuống còn 10 ngày so với quy định). 

5. Địa chỉ nơi tiếp nhận hồ sơ.

- Trường hợp người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm thì việc nộp và tiếp nhận hồ sơ miễn thuế, giảm thuế được thực hiện đồng thời với việc khai, nộp và tiếp nhận hồ sơ khai thuế quy định về khai thuế và tính thuế; 

- Trường hợp cơ quan quản lý thuế quyết định miễn thuế, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế thì hồ sơ được nộp tại cơ quan Thuế quản lý trực tiếp, qua Bộ phận “ Một cửa” tại Văn phòng Cục Thuế và Chi cục Thuế các huyện, thành phố.


Tin khác

Liên kết website