Xã Túng Sán

Tổng quan về xã Túng Sán Huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Gian

12/04/2017 00:00 1287 lượt xem

Túng Sán là một xã vùng cao của huyện Hoàng Su Phì. Đây là địa bàn cư trú lâu đời của 620 hộ gia đình với 3.131 nhân khẩu thuộc các dân tộc Dao,Nùng, Mông, Cờ Lao,... Đây cũng là một trong những địa phương có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt thuộc diện đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết 30a của Chính phủ.

1. Vị chí Địa Lý

Xã Túng Sán nằm phía Đông bắc của huyện Hoàng Su Phì, cách trung tâm hyện 22 km. Phía bắc giáp Lao chải - Vị Xuyên và 1 phần xã Đản Ván, phía đông giáp Thượng Sơn - Vị Xuyên, phía nam giáp xã Tân Tiến, Phía đông giáp xã Đản Ván và 1 phần Tân Tiến.

Xã Túng Sán có 9 dân tộc cùng chung sống. Có vị chí địa lý cao trên 1000 m so với mực nước biển. Với 8 thôn bản trong đó 4 thôn có người Cờ Lao sinh sống.

 

2. Điều kiện tự nhiên

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 4.941,79ha trong đó tổng diện tích cây trồng hàng năm là 810 ha. Cây lúa 164ha, cây ngô là 180ha, cây đậu tương là 221ha, lạc 17ha, trè 269ha, cây thảo quả tính đến năm 2016 còn 216ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt 1.608,56tấn trong đó ngô 642,6 tấn, lúa 965,96 tấn.

 

3. Kinh Tế

Tính đến cuối năm 2016 tỉ lệ hộ nghèo trong toàn xã là 61%. Trong đó số hộ nghèo = 385 hộ, khẩu = 2044 khẩu giảm 40 hộ so với năm 2015. Hộ cận nghèo = 98 hộ, khẩu = 468, Hộ trung bình = 141 hộ, khẩu = 659 khẩu. Mức thu nhập bình quân trung của xã là 11 triệu đồng/người/năm. Còn 2 thôn chưa có điện lưới quốc gia gây khó khăn nhiều về phát triển kinh tế.

 

Nông - Lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu kinh tế của xã. Những năm gần đây, xã chủ trương phát triển những cây trồng thế mạnh như; Lúa, Ngô, Đậu tương, Trè, Thảo quả, cây dược liệu...chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, từng bước chuyển đổi tập quán sản xuất nhỏ lẻ, tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá, đồng thời qua đó xây dựng tác phong công nghiệp trong lao động sản xuất của nhân dân, từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế mang tính bền vững, mang lại hiệu quả thiết thực đối với cuộc sống của nhân dân.

 

4. Văn hóa - Giáo dục

- Văn hóa:

Xã Túng Sán Với đặc điểm nhiều dân tộc cùng chung sống, chiếm đa số là 4 dân tộc Cờ Lao, H'Mông, Dao, Nùng... Bởi vậy văn hóa có sự pha chộn hài hòa phù hợp với điều kiện chung của xã song không mất đi cái bản chất tốt đẹp vốn có của mỗi dân tộc; cụ thể: như lễ cúng Hoàng Vần Thùng, cúng Đặt tên cho con, cúng Lưỡi cày của người Cờ Lao. Lễ cấp sắc, cúng Rồng tế trời của dân tộc Dao. Hát giao duyên của người H'Mông, các trò chơi dân gian của người Nùng...

 

Do điều kiện tự nhiên đồi núi dốc người dân xã Túng Sán từ bao đời nay đã tọa nên những thửa ruộng bậc thang trải dài, đỉnh Tây Côn Lĩnh cao 2427m có giá trị cao về phát triển du lịch. 

 

-Giáo dục: 

Xã có 3 trường: Trường Mầm non. Trường Tiểu học và Trường THCS.  Tỷ lệ huy động học sinh đến trườngđảm bảo tỷ lệ trẻ từ 3 - 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 98% , tỷ lệ trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 98%, tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 98 %; tỷ lệ trẻ 6 - 14 tuổi đến trường đạt 98%. 

 

(Số liệu theo báo cáo tổng kết năm 2016 của xã)


Tin khác

Liên kết website