Kinh tế

Hiệu quả của mô hình nuôi trâu bò vỗ béo

22/04/2016 00:00 333 lượt xem

Gần 4 năm nay, nhờ từ bỏ tập quán nuôi trâu bò thả rông theo tập quán lâu đời của ông cha, để chuyển sang phương thức chăn nuôi bán chăn thả có chủ động nguồn thức ăn dự trữ, có chuồng trại đạt chuẩn, có tiêm ngừa đầy đủ nên đàn trâu bò của xã Tụ Nhân, huyện Hoàng Su Phì không ngừng gia tăng và cho chất lượng cao đã đem về nguồn thu đáng kế cho người nông dân.

Nuôi trâu là nghề truyền thống đã có từ lâu đời của các dân tộc ở huyện Hoàng Su Phì nói chung và xã Tụ Nhân nói riêng, và người nông dân nuôi trâu chỉ sử dụng vào mục đích kéo cày, kéo bừa trong nông nghiệp là chính. Từ năm 2010, nông nghiệp trồng lúa ở Tụ Nhân từng bước phát triển và chiếc máy cày hoạt động cho năng xuất cao đã thay dần sức kéo của con trâu, vì thế trâu nuôi để sử dụng vào mục đích này cũng giảm dần. Khi người dân mở rộng diện tích sản xuất thì những đồi cỏ bạt ngàn ngày nào cũng hẹp dần, do đó mà nuôi trâu, bò hướng thịt theo hình thức thả rông không còn thích hợp. Cũng từ đây, đầu năm 2012, một số hộ dân ở xã Tụ Nhân đã xây dựng mô hình nuôi trâu bò vỗ béo theo hình thức bán chăn thả. Theo ông Lưu Đức Phường - Cán bộ khuyến nông xã Tụ Nhân, cho biết hiện nay trên địa bàn xã Tụ Nhân có 54 hộ thực hiện mô hình nuôi trâu bò bán chăn thả, nhở vào mô hình này mà một số hộ dân đã dần thoát khỏi danh sách hộ nghèo của xã, chủ yếu các hộ này chăn nuôi tự phát, không được vay vốn của nhà nước để phát triển tổng đàn, do vậy mà mỗi hộ chỉ có từ 5 đến 10 con trâu bò là phần nhiều, trong quá trình nuôi, phát triển nếu sinh sản ra là con cái thì gia đình để lại nuôi còn nếu là con đực thì gia đình nuôi lớn rồi bán. Một số hộ gia đình cũng muốn thực hiện mô hình trâu bò nuôi nhốt bán chăn thả những không có vốn. Đợt này huyện có chính sách cho vay vốn không lãi trong vòng 5 năm để khuyến khích các hộ chăn nuôi phát triển kinh tế, toàn xã Tụ Nhân đã có 94 hộ đăng ký vay vốn.

 

Anh Tráng Văn Lù thôn Cán Chỉ Dần xã Tụ Nhân đến với nghề nuôi trâu bò đã được 4 năm, nhận thấy nuôi trâu, bò vỗ béo cho thu nhập khá nên gia đình đã trồng 2 ha cỏ để thực hiện mô hình, chính vì vậy mà có lúc cao điểm tổng đàn trâu, bò của gia đình anh lên đến 20 - 30 con. Nuôi theo truyền thống thả rông là chính, không có thức ăn bổ sung, không chó chuồng trại để nhốt trâu và thậm chí không tiêm ngừa các bệnh nguy hiểm theo định kỳ nên dẫn đến công việc làm ăn không đạt hiệu quả cao. Nhận thấy được điều đó anh đã bỏ vốn làm chuồng trại, trồng cỏ, dự chữ thức ăn khô như rơm rạ, đồng thời bảo sung thức ăn tinh kết hợp tiêm phòng đúng định kỳ. Vì vậy mà đàn trâu, bò của gia đình anh luôn phát triển tốt, năm 2015 gia đình anh bán được 5 con trâu, thu về số tiền 120 triệu đồng, hiện tại tổng đàn trâu, bò của gia đình anh là 20 con. Anh Tráng Văn Lù - Thôn Cán Chỉ Dần - Tụ Nhân phân tích nếu nuôi trâu bò vỗ béo theo hình thức bán chăn thả với nuôi lợn thì nuôi 1 con trâu hoặc bò vỗ béo hơn nuôi 6 con lợn một lúc, Anh lấy dẫn chứng như nuôi 1 con trâu vỗ béo trong vòng 2 tháng có thể bán lãi được 5 – 6 triệu trong khi nuôi 6 con lợn chỉ được 2-3 triệu.

 

Cũng theo anh Lù Nuôi trâu bò truyền thống là sáng sớm thả trâu bò vào rừng rồi giao cho trời đất, chiều đuổi trâu bò về nhà no đói không kiểm tra được, vì vậy mà thời gian nuôi kéo dài trâu bò lại không béo như trâu bò nuôi nhốt bán chăn thả nên giá bán chắc chắn không cao dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Anh Lù dự định phát triển đàn trâu bò của gia đình lên 40 con trong thời gian tới.  

 

Mô hình nuôi trâu, bò vỗ béo của gia đình anh Tráng Văn Lù - Thôn Cán Chỉ Dần - Tụ Nhân.

 

Theo báo cáo của phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hoàng Su Phì cho biết: Trong tổng số hơn 500 mô hình nuôi trâu, bò của huyện thì có gần 200 mô hình nuôi trâu hướng thịt theo phương pháp bán chăn thả tại các xã Tụ Nhân, Bản Péo và Thông Nguyên.... đều đạt yêu cầu đề ra. Từ đó thúc đẩy phong trào chăn nuôi trâu của huyện và đàn trâu của huyện cũng không ngừng gia tăng. Năm 2012, đàn trâu của huyện chỉ có khoảng 24 nghìn con, đến nay tổng đàn đã vượt con số 30 nghìn con và sẽ còn tiếp tục tăng thêm trong thời gian tới, khi những chính sách hỗ trợ chăn nuôi được đưa vào thực hiện đồng bộ.

 

Ông Lù Xuân Thắng - Trưởng trạm thú y huyện Hoàng Su Phì cho biết thêm, hiện nay trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì có rất nhiều mô hình nuôi trâu bò theo hình thức bán chăn thả, nhìn chung các mô hình phát triển rất tốt, đem lại thu nhập cao cho bà con nhân dân, song ông cũng khuyến cáo các hộ nên tiêm phòng các loại vác xin cho trâu bò đúng theo hướng dẫn chuyên môn để tránh phát sinh dịch bệnh.

 

Thay đổi phương thức chăn nuôi cũng có nghĩa là người nông dân ở huyện Hoàng Su Phì đã và đang chuyển đổi cơ cấu vật nuôi theo hướng có giá trị kinh tế cao. Đây là cách làm hay cũng cần được nhân rộng, giúp bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.


Tin khác

Liên kết website