Kinh tế

Nâng tầm giá trị cá chép ruộng

15/12/2021 08:05 181 lượt xem

Từ bao đời nay, người nông dân xã Bản Luốc huyện Hoàng Su Phì, đã biết tận dụng diện tích nước ở ruộng để thả cá chép ruộng. Cuộc sống cộng sinh giữa cá và lúa nước trong 3 tháng ngắn ngủi đã tạo ra cuộc sống no ấm và loại cá chép ruộng thơm nồng mùi hương của núi rừng.

Nâng tầm giá trị cá chép ruộng

Cá chép ruộng từ lâu đã trở thành đặc sản của Hoàng Su Phì mỗi khi đến mùa thu hoạch lúa mùa. Ngày trước, người nông thả cá trong ruộng để làm thức ăn, sau này cá chép ruộng được thị trường ưa chuộng, giá bán trên thị trường rất cao, nên dân, người nông dân đã thả nhiều cá hơn.

Tận dụng 100% diện tích trên 2.000m2 trồng lúa mùa của mình, gia đình anh Lý Văn Chũi thôn Suối Thầu xã Bản Luốc để thả cá chép ruộng, thêm vào đó gia đình biết tận dụng đầu vụ cá được giá để bán, nên ngoài khoảng 1 tấn lúa, gia đình anh còn có thu nhập thêm khoảng 8 triệu đồng từ bán cá chép ruộng.

Anh Lý Văn Chũi, Thôn Suối Thầu, Bản Luốc cho biết, ngoài việc thu hoạch được 2,5 tấn thóc, gia đình anh còn bán được hơn 01 tạ cá chép ruộng với giá bán 100 nghìn đồng/1kg. Sau khi trừ chi phí mua giống, gia đình anh thu được hơn 10 triệu đồng từ bán cá.

Từ gia đình của anh Chũi có thể thấy, thu nhập từ cá chép ruộng còn lớn hơn giá trị canh tác lúa mang lại, đặc biệt khi địa phương có định hướng xây dựng thương hiệu cá chép ruộng thành ẩm thực và hàng hóa gắn với phát triển du lịch. Xã Bản Luốc có hơn 150 ha ruộng bậc thang, nếu biết tận dụng và có chiến lược phát triển thì cá chép ruộng sẽ trở thành một nguồn thu rất lớn.

Ông Vương Văn Khoàng, Chủ tịch UBND xã Bản Luốc cho biết, mô hình nuôi cá chép ruộng đã có từ lâu, hiện nay tổng diện tích nuôi cá chép ruộng của xã trên 100 ha, sản lượng mỗi vụ ước đạt gần 5 tấn cá, tập trung ở tất cả các thôn. Bà con nuôi cá chép xen trồng lúa trong cùng thời vụ. Sau chu kỳ cây lúa sinh trưởng đến 3 tháng rưỡi được người dân tháo nước và thu hoạch cá trước khi gặt lúa, vậy nên cá chép ruộng ở đây thịt săn chắc, thơm ngon, béo ngậy.

Sau khi cấy lúa khoảng 1 tuần, người nông dân bắt đầu thả cá chép ruộng, quá trình di chuyển tìm kiếm thức ăn, con cá như máy sục bùn tạo ô xy cộng với phân của cá thải ra làm tốt lúa. Cá ăn những loại sâu bệnh hại lúa mỗi khi chúng xuống gốc uống nước, ăn phấn hoa và cả những hạt thóc dụng xuống. Không biết từ bao giờ người ta quy ước ngầm rằng ruộng nào có cá chép ruộng là ruộng lúa đó canh tác hữu cơ, do người trồng lúa không thể dùng thuốc hóa học trong quá trình canh tác sẽ ảnh hưởng đến cá. Vì vậy Cá chép ruộng và lúa không chỉ công sinh trong quá trình sinh trưởng và phát triển mà còn cùng nâng giá trị trên thị trường.

Đức Long

Tin khác

Liên kết website