Chiến lược phát triển kinh tế

Hội thảo phát triển chuỗi giá trị chè chất lượng cao

11/07/2014 00:00 247 lượt xem

Ngày 9/7, UBND huyện Hoàng Su Phì phối hợp với Sở NN-PTNT và Tổ chức phát triển Hà Lan tổ chức Hội thảo Phát triển chuỗi giá trị chè chất lượng cao và bền vững đến 2020. Đồng chí Nguyễn Minh Tiến- Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Hoàng Hải Lý – Bí thư huyện ủy Hoàng Su Phì, đồng chí Thèn Ngọc Minh – Chủ tịch UBND huyện. Tham dự hội thảo còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và huyện cùng các chuyên gia ngành chè; các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến chè trong và ngoài huyện.

Báo cáo tại hội thảo cho thấy:  Cây chè được tỉnh ta xác định là cây công nghiệp hàng hoá chiến lược, cây chè có mặt ở khắp các địa phương trong tỉnh đặc biệt là ở các huyện vùng thấp như: Bắc Quang, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì…. Tính đến hết năm 2013 toàn tỉnh có gần 20 nghìn ha chè, trong đó có 16.227 ha cho thu hoạch, năng xuất bình quân đật 35,4 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 57.459 tấn/năm, đem lại thu nhập cho người trồng chè 460 tỷ đồng, chiếm trên 12% giá trị sản xuất ngành trồng trọt của toàn tỉnh. Nhưng những con số trên chưa thực sự thể thể đánh giá được hết tiềm năng, năng suất của cây chè Hà giang. Sau nhiều năm phát triển đa dạng cây chè Hà Giang đã được biết đến ở nhiều thị trường trong và ngoài nước, người tiêu dùng đánh giá rất cao từ hình thức mẫu mã đến chất lượng sản phẩm về chất lượng. Dù được coi là sản phẩm hàng hóa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh, có nhiều lợi thế, chính sách hỗ trợ, nhưng việc tổ chức sản xuất, quảng bá sản phẩm, chưa hình thành được mối quan hệ mật thiết giữa người trồng chè với các cơ sở chế biến hay doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm dẫn đến thu nhập của người sản xuất chưa ổn định, ở mức chung bình.

Theo chủ trương của tỉnh Hà Giang đến năm 2015 sẽ ổn định diện tích chè ở mức 20,5 nghìn ha và tăng lên 24,3 nghìn ha vào năm 2020, trong đó có 21 nghìn ha cho thu hoạch, năng suất bình quân trên 59 tạ/ha, nâng sản lượng chè búp tươi lên trên 124.000 tấn/năm; tập trung đẩy mạnh thâm canh nâng cao năng suất, sản lượng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến để từng bước nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm chè.

Để cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của tỉnh, trong thời gian tới từ người dân sản xuất chè đến các cơ sở chế biến, các hợp tác xã, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè sẽ nhận được nhiều chính sách hỗi trợ như: Xây dựng hạ tầng, đường giao thông, hệ thống cấp điện, nước; hỗ trợ 40-60% kinh phí xây dựng nhà máy, nhưng không quá 2 tỷ đồng đối với các doanh nghiệp chế biết chè có nhu cầu sây nhà máy chế biến trong vùng chè; hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại các tổ chức tín dụng với thời gian 24 tháng, mức tiền vay được hỗ trợ lãi suất không quá 100 triệu đồng đối với hộ gia đình, 200 triệu đồng đối với HTX, doanh nghiệp. Ngoài ra tỉnh sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm chè, hỗ trợ quảng bá, quản cáo sản phẩm cho các doanh nghiệp, hợp tác xã muốn mở rộng thị trường, đi kèm với đó là các chính sách xúc tiến thương mại.

Phát triển chuỗi giá trị, nâng cao giá trị sản phẩm bằng hình thức sản xuất chè an toàn và chè hữu cơ. Đối với sản phẩm chè hữu cơ, tập trung ở vùng chè Shan tuyết huyện Hoàng Su Phì; sản phẩm chè an toàn (VietGap), tập trung tại các huyện vùng thấp gồm Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên; khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu theo hướng an toàn tại các địa phương còn lại. Trong thời gian tới các nhà máy, cơ sở chế biến phải đăng ký hoạt động kinh doanh, đăng ký tiêu chuẩn chất lượng, cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phải có vùng nguyên liệu hoặc ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với người dân. Tại hội thảo, các đại biểu cũng tập trung thảo luận, làm rõ những hạn chế của sản phẩm chè Hà Giang, đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm chè.

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến yêu cầu: Để sản phẩm chè Hà Giang có được vị thế cũng như chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong và ngoài người, đòi hỏi các doanh nghiệp, HTX phải xác định được cái riêng, khác biệt của sản phẩm chè Hà Giang. Xác định rõ hướng đi cho chè Hà Giang là sẽ phát triển chè hữu cơ, nhưng làm như thế nào để ra được sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, ngành chè cần cơ chế, chính sách, chế tài gì như thế nào, mối liên kết giữa trồng và các cơ sở chế biến sản phẩm thế nào cho tốt. Đồng chí yêu cầu các huyện cần thống nhất thương hiệu chè của huyện mình, mỗi huyện nên xây dựng một thương hiệu chung cho tất cả các cơ sở chế biến, hợp tác xã trong huyện, mỗi huyện có một thương hiệu riêng biệt. Cần căn cứ vào tình hình thực tế của từng huyện mà có cơ chế, chính sách để liên kết giữa hộ trồng chè và cơ sở chế biến thành một chuỗi trong quy trình sản xuất. Có như vậy, mới phát huy hết tiềm năng của cây chè Hà Giang./.
 

Tin khác

Liên kết website