Xã Pờ Ly Ngài

Giới thiệu chung về xã Pờ Ly Ngài

12/04/2017 00:00 2304 lượt xem

I. Thông tin giới thiệu

1. Địa chỉ : Uỷ ban nhân xã Pờ Ly Ngài- Hoàng Su Phì- Hà Giang.

     Số điện thoại thường trực:  02196502468                  

     Hộp thư điện tử công vụ. http:// xpolyngai.hagiang.gov.vn/group/xapolyngai

 

2. Vị trí địa lý:

Xã Pờ Ly Ngài nằm ở phía bắc của huyện Hoàng Su phì, cách trung tâm huyện 23 km; phía bắc giáp xã Chiến phố và xã Tụ Nhân; phía Nam giáp xã Hồ Thầu; Phía Đông giáp xã Sán Sả Hồ; phía Tây giáp xã Trung Thịnh ( huyện Xín Mần ).

 

Địa hình có nhiều đồi núi có độ dốc lớn, thường hay xẩy ra lũ ống, lũ quét sạt lở vào mùa mưa nên xã gặp nhiều khó khăn  bất lợi trong việc xây dựng phát triển kinh tế, nhất là việc xây dựng cơ sở hạ tầng.

 

Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 thường xẩy ra mưa bão, lũ quét, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Thường xuyên có rét đậm, rét hại. Thời điểm nắng nóng lại bị khô hạn kéo dài, hoạt động sản xuất chăn nuôi gặp nhiều khó khăn.

 

3.Điều kiện tự nhiên đất đai.

Tổng diện tích tự nhiên là 2.162,23 ha trong đó đất diện tích đất nông nghiệp là 2004,01 ha, đất phi nông nghiệp 62,55 ha, đất chưa sử dụng 95,67ha.

 

4 .Điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội:

Về kinh tế: Hoạt động sản xuất của nhân dân chủ yếu là nông nghiệp,  trồng trọt và chăn nuôi, kinh tế phát triển theo hướng tự cung, tự cấp.

Mặc dù điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, giao thông đi lại khó khăn nhưng vẫn luôn cố gắng tích cực trong công tác xóa đói giảm nghèo, tìm hướng phát triển kinh tế để tăng thu nhập đời sống cho nhân dân.

 

+Thành phần dân tộc:  Tổng số hộ dân gồm  396  hộ = 1970 khẩu, chủ yếu là dân tộc Nùng cùng sinh sống chiếm 95% , toàn xã có 6/6 thôn gồm Chàng Chảy, Hô Sán, Pô Chuông, Tà Đản, Cóc Mưi, Na Vang.

·        Về văn hóa xã hội:  

        -Giáo dục: xã có 2 trường học gồm; Trường PTDTBTTH&THCS có 318 học sinh và Trường Mầm Non: 121 học sinh

        - Y tế: Xã có 1 trạm y tế gồm có 5 cán bộ, trạm đã đạt chuẩn Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế.

        - Văn hóa TT&DL:  xã có 2 điểm du lịch gồm.

          Điểm thứ nhất: Từ suối đỏ km 16 xã chiến Phố đi bộ ngược theo con suối cuối thôn Chàng Chảy đến thônTà Đản rồi quay về UBND xã 6km.

          Điểm thứ 2: Thác nước tại thôn Hô Sán từ UBND xã lên 6 km.

          Xã có phiên chợ được tổ chức họp chợ vào thứ 3 hàng tuần.

        + Về một số phong tục tập quán: Hiện nay đồng bào dân tộc xã Pờ Ly Ngài vẫn giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc như các điệu như múa ngựa, thổi sáo, kéo nhị, ca hát giao duyên, hát đối đáp…/. thường xuyên được đưa đi biểu diễn.

 

Hàng năm đồng bào dân tộc xã Pờ Ly Ngài tổ chức lễ cúng sàn nhà được tổ chức vào 1/6 âm lịch gọi là cúng thần trời và cúng thần rừng gọi là ( đổng trứ) gồm nằm ở thôn Chàng Chảy, Hô Sán, Pô Chuông, Tà Đản thường tổ chức vào đầu tháng hai âm lịch.Trải qua một năm bình yên, mưa thuận gió hòa, theo phong tục cổ truyền các gia đình con cháu, tộc họ người nùng trong Xã Pờ Ly Ngài đóng góp, tiền, hương, lễ vật trâu, lợn, gà để kính dâng lên Hoàng Vần Thùng và các ông tí Táo, ông Bảo, ông Liều để các ông hưởng thụ và cầu mong các ông phù hộ đem lại điều may mắn cho dân làng. Cầu mong các ông không giữ hồn vía con người, con vật gia súc, gia cầm, làm cho mưa xuống mùa màng tốt tươi.

 

Nhà ở của người nùng chủ yếu là nhà sàn, bằng gỗ, tre, lập ngói, proximang nhà thường được dựng làm 3 tầng, tầng dưới được để các vật dụng sản xuất nông nghiệp, tầng 2 là con người ở, nằm và ăn uống tầng 3 được để thóc, ngô…/. Nghề thủ công hiện nay người nùng vẫn duy trì nghề diệt thổ cẩm, nhuộm tràm, tự khâu quần áo để mạc, nghề đan lát như quẩy tấu, rổ, mẹt, sàng để tự phục vụ cho gia đình, sản xuất các nông cụ như dao, búa, cuốc sẻng, lưới cầy. Người nùng thường chế biến các món ăn bằng bột gạo nếp, ngô, sẵn, đậu tương. Có niền văn hóa trong các đám cưới mời nhau uống rượu, từng nhóm hát đối đáp, hát mời mừng nhau chén rượu cuộc vui kéo dài thâu đêm.Hiện nay hôn nhân của người nung xã Pờ Ly Ngài cũng giống như của bao dân tộc khác dần xóa bỏ được các hủ tục lạc hậu hôn nhân do nam, nữ tự tìm hiểu nhưng việc cưới xin vẫn do cha mẹ hai bên quyết định, xem vía 2 người có hợp hay không mới cho cưới. Sau đám cưới cô dâu không về ở nhà chồng mà vẫn ở nhà cha mẹ đẻ, có người đến khi sắp sinh con mới về nhà chồng ở.

 

Tang lễ mời thầy cúng ma tiến hồn người chết về cõi âm cắt đứt linh hồn người chết với người còn sống, tục đám ma của người Nùng thường là làm ma khô được diễn ra trong 3 ngày để thỏa lòng “đền ơn đáp nghĩa” mà con gái đi lấy chồng dâng liên cha mẹ đẻ của mình khi họ qua đời một đôi ngựa giấy Trong lễ cúng ma khô,một điệu múa tín ngưỡng không thể thiếu đó là múa ngựa đưa tiễn hồn người chết về thế giới bên kia ,vừa là phương tiện đi lại cho người  thổ hàng, vừa là người bạn thân thiết cho người quá cỗ.

Hàng năm người nùng không cúng giỗ để tưởng nhớ như các dân tộc khác, sau khi ông bà cha mẹ chết đi thì đến tháng 3 năm sau mới tổ chức thanh minh cho cả tổ tiên.

          5. Về tổ chức cán bộ, công chức xã:

          Tổng số có 23 đ/c cán bộ, công chức xã.

 

II. Cơ cấu tổ chức lãnh đạo gồm.

1.     Đ/C: Lý Tu Môn – Bí thư Đảng ủy – CT HĐND xã.

2.     Đ/C: Lù Tờ Mìn – PBT Đảng ủy xã.

3.     Đ/C: Lục Đức Phong – PBT CT UBND xã

4.     Đ/C: Lèng Văn Long – PCT HĐNDxã.

5.     Đ/C: Lộc Xuân Chấn – PCT UBND xã.

6.     Đ/C: Hoàng Ngọc Tuyến – PCT UBND xã.


Tin khác

Liên kết website